Các chỉ tiêu liên quan đến khoản phải thu

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 43 - 45)

III. Các khoản phải thu

2.2.2.2.Các chỉ tiêu liên quan đến khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

Các khoản phải thu bình quân =

Khoản phải thu đầu kỳ + khoản phải thu cuối kỳ Các khoản phải thu bình quân

Kỳ thu tiền bình quân =

Tổng số ngày trong kỳ (360 ngày) Vòng quay các khoản phải thu trong kỳ

Bảng 2.11 . Các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị Tăng so

với 2011 Giá trị

Tăng so với 2012

TB ngành

Khoản phải thu

bình quân 484,4 1.888,1 289,8% 3.799,9 101,3% Vòng quay các

khoản phải thu 47,6 vòng

14,8 vòng -68,9% 9,3 vòng -37,2% vòng -68,9% 9,3 vòng -37,2% 9,2 vòng Kỳ thu tiền bình quân 7,56 ngày 24,3 ngày 221,4% 38,7 ngày 59,3% 39,1 ngày * Nhận xét:

- Các khoản phải thu bình quân trong kỳ: cũng giống như hàng tồn kho hay tài sản lưu động nói chung, các khoản phải thu cũng có xu hướng gia tăng về quy mô giá trị: đặc biệt tăng mạnh từ năm 2011 là 484,4 triệu lên 1, 888 tỷ năm 2012 (tăng gần gấp 3 lần) và lên 3,799 tỷ năm 2013. Nó cũng thể hiện mối liên kết chặt chẽ giữa chính sách của doanh nghiệp ảnh hưởng tới các khoản phải thu- hàng tồn kho. Khi doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng trả chậm, là gia tăng các khoản phải thu, nghĩa là doanh nghiệp muốn đẩy mạnh việc kinh doanh, và do đó, cần nắm giữ lượng hàng tồn kho lớn để luôn luôn sẵn sàng cho việc cung ứng vào thị trường, tránh tình trạng không bổ sung kịp thời, và làm tăng các chi phí đặt hàng cũng như ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh.

- Vòng quay các khoản phải thu: Các khoản phải thu của công ty Thăng Long quay vòng khá nhanh, đồng nghĩa với việc ít có các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Điều này cho thấy chính sách của công ty hiện vẫn đang đi đúng hướng và có hiệu quả, và các đối tác của công ty có thể coi là đáng tin cậy. Tuy nhiên số vòng quay này đang giảm dần trong các năm sau, từ 47,6 vòng năm 2011 xuống 14,8 vòng năm 2012 và 9,3 vòng

dài kỳ thu tiền và làm giảm vòng quay khoản phải thu. Công ty Thăng Long cần có biện pháp quản lý để có thể thu hồi đầy đủ những khoản này, tránh xảy ra những khoản nợ khó đòi làm ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của công ty.

- Kỳ thu tiền bình quân: kỳ thu tiền bình quân của công ty Thăng Long là khá ngắn, đây là một điều đáng ngạc nhiên với một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồng thời với nhập khẩu máy móc thiết bị lớn cho ngành khai thác khoáng sản: năm 2011 kỳ thu tiền bình quân của công ty chỉ là 7,56 ngày; sang năm 2012 là 24,3 ngày và năm 2013 tăng lên thành 38,7 ngày. Việc thu hồi các khoản phải trả nhanh hay chậm tạo điều kiện quay vòng vốn để tái đầu tư vào các khoản mục tài sản mới, làm gia tăng hiệu quả kinh doanh. Nhìn chung công ty Thăng Long đang khá thành công với chính sách hiện tại, mặc dù đánh đổi chịu các khoản mục hàng tồn kho, phải thu lớn nhưng có thể đẩy mạnh kinh doanh, gia tăng doanh thu, trong khi đó, dù những khoản mục này tăng nhưng những chỉ số để đánh giá như trên vẫn phản ánh hiệu quả kinh doanh đạt được là có thể chấp nhận. Công ty có thể tiếp tục duy trì chính sách này, tuy nhiên cần có sự theo dõi sát sao các khoản mục, phân tích kỹ lưỡng tình hình để có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh những yếu tố phát sinh ngoài ý muốn.

- Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của công ty Thăng Long năm 2013 so với số liệu trung bình ngành là khá tương đương, chênh lệch không nhiều như các chỉ số về hàng tồn kho hay tài sản lưu động.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 43 - 45)