III. Các khoản phải thu
3.1. Đánh giá chính sách tài trợ vốn lưu động ròng của công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long.
thương mại dịch vụ Thăng Long.
Dựa vào những phân tích số liệu thực tế về tình hình tài sản lưu động, các nguồn tà trợ cũng như tình hình vốn lưu động ròng của công ty Thăng Long ở Chương 2, ta có thể rút ra những đánh giá khái quát nhất về chính sách tài trợ cho vốn lưu động ròng tại công ty Thăng Long.
Có thể nhận xét chung trong 3 năm gần đây, trong chính sách kinh doanh của công ty có sự thay đổi, rõ rệt nhất từ năm 2011 sang năm 2012, công ty đã tăng cường nắm giữ thêm tài sản ngắn hạn, bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu, đồng thời cũng tận dụng các khoản tín dụng thương mại (phải trả người bán). Trong giai đoạn này, các khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu- phải trả ngắn hạn tăng mạnh, cho thấy công ty đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2013 công ty vẫn tiếp tục duy trì chiến lược này, nhưng với sự thận trọng và an toàn hơn (qua các chỉ tiêu an toàn đã xem xét ở Chương 2). Chính sách vốn lưu động ròng mà công ty sử dụng là công ty duy trì lượng vốn lưu động ròng dương (tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn), tức là các nguồn tài trợ ngắn hạn chỉ bù đắp 1 phần nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động, phần còn lại tài trợ bằng nguồn dài hạn. Chính sách này có độ an toàn cao, bền vững nhưng phải chịu chi phí vốn lớn hơn.
Bảng 3.1. Đánh giá chính sách tài trợ vốn lưu động ròng
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Giá trị Tăng so
với 2011 Giá trị Tăn g so với 201 2
Nhu cầu vốn lưu động 2.045,9 2.066,4 1% 3.431,2
66, 05 % VLĐR thực tế 1.595,9 1.476,4 -7,49% 2.831,1 91, 76 % VLĐR/Nhu cầu VLĐ 78% 71,45% -8,4% 82,5% 15, 46 % Nguồn tài trợ ngắn hạn/Tài sản lưu động 25,72% 82,61% 234,18% 70,1% - 15, 14 % Nhìn chung có thể thấy chính sách quản lý vốn lưu động ròng của công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long là duy trì vốn lưu động ròng dương (tức là tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn tài trợ ngắn hạn). Điều này đồng nghĩa với việc
các nguồn tài trợ ngắn hạn sẽ chỉ đủ để đáp ứng cho một phần nhu cầu vốn để đầu tư vào tài sản lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, phần còn lại doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn dài hạn (vay dài hạn, vốn tự có) để bù đắp. Vốn lưu động ròng thực tế chính là phần mà các nguồn dài hạn phải tham gia bù đắp cho sự thiếu hụt vốn đầu tư vào tài sản lưu động, năm 2011 là 1,596 tỷ, năm 2012 giảm xuống là 1,476 tỷ và năm 2013 tăng lên đến 2,831 tỷ. Tỷ số giữa nguồn ngắn hạn/tài sản lưu động phản ánh khả năng tài trợ của các nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động (mà chưa cần bù đắp của các nguồn dài hạn): năm 2011, nguồn ngắn hạn chỉ đáp ứng được 25,72% nhu cầu cho tài sản lưu động, năm 2012 tăng mạnh lên 82,61% và năm 2013 giảm xuống còn 70,1%, tuy nhiên con số này vẫn là khá cao.
Từ bảng số liệu ta có thể thấy rõ tương quan giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng thực tế tại công ty Thăng Long. Nhu cầu vốn lưu động có xu hướng tăng, nhưng tốc độ đang có phần giảm so với tốc độ gia tăng của vốn lưu động ròng thực tế. Như ta đã biết, về mặt công thức, chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng là các khoản vay nợ ngắn hạn, trong khi trong 3 năm gần đây công ty Thăng Long duy trì các khoản vay ngắn hạn tương đối ổn định (năm 2011 l à 450 triệu, năm 2012 và 2013 tăng nhẹ là 600 triệu, khá nhỏ so với nhu cầu vốn lưu động 2 năm này), do đó nguồn vay nợ ngắn hạn dùng để đáp ứng cho tài trợ vốn lưu động là không đáng kể. Tỷ số VLĐR thực tế/Nhu cầu vốn lưu động cho thấy sau khi có sự tham gia tài trợ của vay nợ ngắn hạn, thì đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu vốn lưu động, và bao nhiêu phần trăm phải sử dụng các nguồn khác để bù đắp. Như vậy phần vốn được các nguồn dài hạn bù đắp chiếm đến xấp xỉ 70-80% nhu cầu vốn lưu động của công ty.