Khuyến nghị đối với công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 58 - 62)

III. Các khoản phải thu

3.3.2. Khuyến nghị đối với công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long

đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng đồng thời cũng tỏ ra thận trọng và đảm bảo khả năng an toàn tài chính. Chính sách vốn lưu động ròng mà công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long đang sử dụng là duy trì vốn lưu động ròng dương, các nguồn ngắn hạn chỉ bù đắp được một phần nhu cầu để tài trợ cho tài sản lưu động, phần còn lại được tài trợ bởi các nguồn dài hạn. Về việc huy động và sử dụng các nguồn tài trợ, gần đây công ty Thăng Long cũng đang có xu hướng giảm sử dụng các nguồn vốn bên ngoài tạo gánh nặng nợ cho công ty, tăng việc sử dụng các nguồn tự có. Khả năng tài trợ của các nguồn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động của công ty hiện tại là khá dồi dào. Nhìn chung chính sách này có ưu điểm là có độ an toàn cao, nhưng phải chịu chi phí vốn lớn hơn; tuy nhiên là khá phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty trong thời điểm hiện tại: công ty đang có kết quả kinh doanh tốt, tốc độ tăng trưởng cao, và cần có sự đảm bảo an toàn và phát triển bền vững, do đó việc đánh đổi giữa an toàn tài chính và tăng chi phí vốn là có thể chấp nhận được.

So sánh với số liệu trung bình ngành năm 2013, nhìn chung có thể thấy công ty Thăng Long đang hoạt động khá hiệu quả, đồng nghĩa với việc sử dụng chính sách vốn lưu động ròng hiện tại đã phần nào mang lại kết quả tích cực. Các chỉ số phân tích đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động ròng (thông qua đánh giá việc sử dụng tài sản lưu động, hàng tồn kho, khoản phải thu....) đều tốt hơn so với trung bình ngành. Duy chỉ có khả năng thanh toán của công ty Thăng Long kém hơn trung bình ngành, nhưng vẫn ở mức khá cao và có thể đảm bảo an toàn.

3.3.2. Khuyến nghị đối với công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long Long

Qua kết quả nghiên cứu đánh giá cho thấy công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long đang hoạt động khá hiệu quả, tuy quy mô chưa lớn nhưng tốc độ tăng trưởng và tiềm năng là rất lớn. Vì vậy cá nhân em xin đề xuất một số khuyến nghị với

- Gia tăng đầu tư, mở rộng quy mô để tận dụng hết những lợi thế hiện tại. Công ty có thể tận dụng thêm các khoản vay nợ ngắn hạn (hiện nay công ty sử dụng rất ít) để lợi dụng đòn bẩy tài chính và giảm chi phí vốn so với các nguồn tự có, nguồn dài hạn. Tuy nhiên nếu sử dụng sẽ làm giảm khả năng thanh toán của công ty, nhưng với các chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện tại, em nghĩ công ty vẫn có thể thực hiện được chính sách này.

- Nên có biện pháp theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản mục hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn. Bởi đây là các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mục tài sản, mặc dù hiện tại các chỉ tiêu đánh giá cho thấy chính sách của công ty hiện tại là khá phù hợp nhưng nếu không quan tâm kỹ lưỡng có thể dẫn đến ứ đọng hàng tồn kho, hoặc các khoản phải thu khó đòi gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.

KẾT LUẬN

Sau thời gian thực tập được tiếp xúc với tình hình thực tế tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long, được so sánh, áp dụng những kiến thức, lý thuyết đã được học tại nhà trường vào thực tế, được thực hành phân tích các số liệu cụ thể đã giúp em có thêm nhiều nhận thức sâu sắc về thực trạng quản lý vốn lưu động ròng của công ty trong thời gian những năm gần đây. Có thể thấy, công ty Thăng Long quản lý vốn lưu động ròng khá hiệu quả, tuy nhiên công ty vẫn cần theo dõi, nghiên cứu để nâng cao công tác quản lý nguồn vốn này, sử dụng hợp lý để tạo hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sự hướng dẫn của Ts. Nguyễn Thị Minh Huệ và của các anh chị, cán bộ nhân viên tại công ty Thăng Long, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long”.

Với những kiến thức đã được học, cộng thêm việc nghiên cứu các tài liệu và thực tế tại công ty, em đã trình bày thực trạng tình hình vốn lưu động ròng cũng như chính sách quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long, từ đó rút ra một số những đánh giá của cá nhân về chính sách quản lý vốn lưu động ròng của công ty.

Quản lý vốn lưu động ròng trong doanh nghiệp là một công tác khó khăn, phức tạp, liên hệ tới nhiều khâu, nhiều công đoạn quản lý và vận hành trong doanh nghiệp. Chính sách quản lý vốn lưu động ròng có tối ưu hay không sẽ quyết định tới việc doanh nghiệp được vận hành một cách trơn tru, và mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Nếu doanh nghiệp quản lý không hợp lý, chặt chẽ, sẽ gây ứ đọng vốn, quay vòng vốn chậm, làm hoạt động sản xuất bị đình trệ, gây thất thoát giảm hiệu quả kinh doanh. Thế nhưng để có một chính sách quản lý vốn lưu động ròng hợp lý không phải là vấn đề đơn giản mà cần nghiên cứu kỹ lưỡng, phối hợp với nhiều chính sách khác trong công ty: chính sách nắm giữ tiền mặt, quản lý hàng tồn

Hy vọng với những số liệu, phân tích đưa ra trong đề tài sẽ giúp ích phần nào cho công ty Thăng Long trong việc phân tích, tổng hợp và đưa ra một chính sách quản lý vốn lưu động ròng tối ưu nhất.

Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng với khối lượng kiến thức và kinh nghiệm có hạn, bài viết không thể tránh được những sai sót. Em rất mong sẽ nhận được những sự đóng góp từ nhà trường, cũng như từ phía công ty Thăng Long để bài viết được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w