Các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 40 - 43)

III. Các khoản phải thu

2.2.2.1.Các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho

Hàng tồn kho là khoản mục thường chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại. Do vậy nếu hàng tồn kho quá lớn và không quay vòng sẽ gây ứ đọng vốn của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn và buộc doanh nghiệp phải thay đổi chính sách. Mặt khác, nếu trong kho dự trữ quá ít khi có nhu cầu gấp doanh nghiệp sẽ phải tốn rất nhiều chi phí cho việc tìm kiếm nguồn hàng thay thế, chi phí này có thể lớn hơn rất nhiều so với chi phí lưu kho. Vì vậy cần phải cân đối được các tiêu chí này và có khối lượng hàng tồn kho nắm giữ một cách phù hợp nhất.

Ta sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá về hàng tồn kho:

Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân = HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ 2

Số ngày tồn kho bình quân = Thời gian kỳ phân tích (360 ngày) Số vòng quay của hàng tồn kho

Bảng 2.10 . Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Số tiền Tăng so

với 2011 Số tiền Tăng so với 2012 Trung bình ngành Hàng tồn kho bình quân 585,4 1.991,4 240,2% 3.436,7 72,6% Số vòng quay hàng tồn kho 34,72 vòng 11,57 vòng -66,7% 8,45 vòng -26,97% 6,14 vòng Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho 0,029 0,086 196,6% 0,118 37,2% Số ngày tồn kho bình quân 10,37 ngày 31,11 ngày 200% 42,6 ngày 36,9% 58,6 ngày * Nhận xét: 41

- Hàng tồn kho bình quân trong kỳ của công ty Thăng Long có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011-2013: từ 585,4 triệu đồng lên 1.991 tỷ năm 2012 (tăng thêm đến 240,2%) và lên 3,436 tỷ năm 2013 (tăng thêm 72,6% so với năm 2012). Điều này phản ánh chính sách và tình hình kinh doanh của công ty Thăng Long: công ty duy trì lượng hàng tồn kho lớn, nhưng không phải là do tồn kho ứ đọng hàng mà bởi công ty có hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị máy móc cho ngành khai thác khoáng sản. Đây là những tài sản lớn, có giá trị cao, nên làm tăng khoản mục hàng tồn kho. Tuy rằng không phải dấu hiệu cụ thể cho việc giảm khả năng kinh doanh, nhưng công ty cũng nên chú ý bởi với những tài sản có nguyên giá lớn, việc lưu kho và bảo quản sẽ tạo thêm những chi phí tốn kém và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy cần có biện pháp quản lý hàng tồn kho hợp lý để cân bằng những chi phí này với chi phí do việc không có sẵn hàng, máy móc thiết bị trong kho và chi phí đặt mua khi cần thiết. - Số vòng quay hàng tồn kho của công ty Thăng Long 3 năm gần đây tuy khá cao nhưng có xu hướng giảm, điều này phản ánh khả năng quay vòng khá tốt của hàng tồn kho, tuy nhiên do tốc độ quay vòng giảm nên dễ có nguy cơ xảy ra tình trạng ứ đọng, tồn hàng trong kho. Mặc dù vậy chỉ số này năm 2013 vẫn là khá cao (8,45 vòng) nên công ty vẫn chưa cần quá lo lắng mà chỉ nên theo dõi sát diễn biến (vì có thể vòng quay hàng tồn kho giảm là do công ty tăng cường nhập máy móc thiết bị để chuẩn bị bán lại cho khách hàng, điều này làm ảnh hưởng tới số liệu thời điểm trên bảng cân đối kế toán).

- Số ngày tồn kho bình quân: tăng từ 10,37 ngày năm 2011 lên 31,11 ngày năm 2012 và 42,6 ngày năm 2013. Điều này cho thấy hàng tồn kho của công ty tiêu thụ/quay vòng chậm hơn, mặc dù số ngày tồn kho này vẫn còn thấp nhưng công ty nên lưu ý bởi thời gian lưu kho càng dài thì phát sinh nhiều chi phí: chi phí lưu kho, bảo quản... do đó cần có chính sách phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

đến 1 đồng để đầu tư vào hàng tồn kho. Nó cho thấy hiệu quả khi đầu tư vào hàng tồn kho của công ty, tuy nhiên hệ số này đang có xu hướng tăng trong 2 năm 2012 và 2013 do công ty nắm giữ nhiều hàng tồn kho hơn, thời gian lưu chuyển và tốc độ quay vòng của hàng tồn kho cũng chậm hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả kinh doanh.

- Nhìn chung cũng giống như các chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, các chỉ số đánh giá hàng tồn kho đều có phần tốt hơn so với trung bình ngành: số vòng quay trong 1 chu kỳ kinh doanh của công ty Thăng Long là cao hon so với trung bình ngành (năm 2013 của công ty Thăng Long là 8,45 vòng trong khi trung bình ngành là 6,14 vòng); số ngày tồn kho bình quân năm 2013 của công ty Thăng Long là 42,6 ngày cũng ngắn hơn so với trung bình ngành là 58,6 ngày, cho thấy tốc độ và khả năng lưu chuyển hàng tồn kho của công ty Thăng Long là khá hơn so với trung bình các công ty cùng ngành.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 40 - 43)