Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 45)

III. Các khoản phải thu

2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Đặc điểm tài sản lưu động là có tính thanh khoản cao, sử dụng hiệu quả tài sản lưu động tức là.lựa chọn hợp lý khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời. Nếu chính sách nắm giữ vốn lưu động không hợp lý làm mất khả năng thanh toán khi cần thiết, công ty sẽ phải huy động thêm các nguồn khác để bù vào, hoặc nguy hiểm hơn có thể dẫn tới phá sản. Chính vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.là không thể thiếu.

* Tỷ số thanh toán ngắn hạn

Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

* Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

* Tỷ số thanh toán tức thời

Tỷ số thanh toán tức thời = Tiền Nợ đến hạn

Bảng 2.12. Đánh giá khả năng thanh toán của công ty Thăng Long

Chỉ tiêu

Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị Tăng so

với 2011 Giá trị Tăng so với 2012 TB ngành Tỷ số thanh toán ngắn hạn 3,89 1,21 -69,9% 1,43 18,2% 1,54 Tỷ số thanh toán nhanh 2,93 0,63 -78,5% 0,9 42,8% 1,25 Tỷ số thanh toán tức thời 1,798 0,181 -89,9% 0,233 28,7% 0,42 * Nhận xét:

Cả 3 tỷ số về khả năng thanh toán của công ty Thăng Long đều có cùng một xu hướng biến động: rất cao ở năm 2011, giảm mạnh trong năm 2012 và sau đó tăng nhẹ

- Tỷ số thanh toán ngắn hạn: phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng cách bán toàn bộ tài sản lưu động bao gồm tiền, phải thu và hàng tồn kho. Tỷ số thanh toán ngắn hạn của công ty Thăng Long năm 2011 là rất cao 3,98; sau đó giảm xuống còn 1,21 năm 2012 (giảm tới 69,9% so với 2011) và tăng trở lại lên 1,43 năm 2013 (tăng 18,2%). Nhìn chung tỷ số này của công ty Thăng Long luôn lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty là tương đối tốt.

- Tỷ số thanh toán nhanh: phản ánh khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn bằng việc bán một phần tài sản lưu động (tiền và các khoản phải thu). Ở công ty Thăng Long tỷ số thanh toán ngắn hạn năm 2011 là 2,93 (cao); sang năm 2012 giảm 78,5% còn 0,63 và năm 2013 tăng lên 0,9. Tỷ số này không quá cao nhưng cũng không quá thấp, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh bằng tiền và các khoản phải thu của công ty là có thể chấp nhận được.

- Tỷ số thanh toán tức thời: là khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty bằng tiền sẵn có của công ty (mà không sử dụng đến hàng tồn kho hay khoản phải thu). Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng, vì nó thể hiện khả năng thanh toán nhanh nhất, kịp thời nhất của công ty. Trong nhiều trường hợp cần phải thanh toán ngay lập tức, nếu không thể đáp ứng sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh, gây chậm trễ, đình trệ hoặc thậm chí phá sản.

Tỷ số thanh toán tức thời của công ty Thăng Long là không quá thấp: 0,233 năm 2013 (trước đó có thời điểm tỷ số này rất cao là 1,798 năm 2011, khi đó khả năng thanh toán tức thời bằng tiền của công ty rất tốt, tiền mặt còn lớn hơn các khoản nợ phải trả; sang năm 2012 tỷ số này giảm mạnh gần 10 lần còn 0,181). Điều này đảm bảo khả năng thanh toán ngay lập tức cho công ty Thăng Long, tránh những nguy cơ làm ì trệ hoạt động kinh doanh và phá sản.

- Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty Thăng Long là kém hơn so với trung bình ngành. Mặc dù gần đây công ty đã thực hiện chính sách an toàn, nắm giữ thêm nhiều tiền mặt và tài sản ngắn hạn khác để gia tăng khả năng thanh toán nhưng các chỉ

số năm 2013 vẫn thấp hơn so với số liệu trung bình ngành. Điều này cho thấy các công ty trong ngành nắm giữ tài sản ngắn hạn (bao gồm tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho) rất lớn so với nợ ngắn hạn, và lý giải tại sao các chỉ tiêu về tài sản lưu động, hàng tồn kho hay phải thu của công ty Thăng Long lại tốt hơn so với trung bình cùng ngành, bởi việc nắm giữ các khoản mục này với tỷ lệ thấp hơn cũng phần nào ảnh hưởng tới tốc độ lưu chuyển nhanh hơn.

Thông qua phân tích các chỉ số thanh toán của công ty Thăng Long ta có thể rút ra một nhận xét chung về chính sách thanh khoản của công ty - cũng có mối liên hệ mật thiết với chính sách nắm giữ tài sản lưu động và quản lý vốn lưu động ròng: năm 2011 hoạt động của công ty còn nhỏ hẹp, công ty ưu tiên nắm giữ tiền mặt; sang năm 2012 khi công ty mở rộng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, đồng thời các khoản mục phải thu và hàng tồn kho tăng mạnh là khả năng thanh toán giảm mạnh (các khoản nợ phải trả cũng tăng lên). Năm 2013 công ty đã chú trọng hơn đến khả năng thanh toán, dù vẫn tiếp tục các chính sách kinh doanh nhưng vẫn duy trì khả năng thanh toán không bị giảm xuống như năm 2012.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w