Diễn biến tình hình vốn lưu động ròng

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 34)

III. Các khoản phải thu

2.1.4. Diễn biến tình hình vốn lưu động ròng

= Nguồn dài hạn – Tài sản cố định

Bảng 2.8. Tình hình vốn lưu động ròng tại công ty Thăng Long 2011-2013

Đơn vị: VND

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tài sản lưu động 2,148,418,036 8,491,133,615 9,469,949,348 Nguồn tài trợ ngắn hạn 552,505,821 7,014,726,335 6,638,877,044 Vốn lưu động ròng 1,595,912,215 1,476,407,280 2,831,072,304 * Nhận xét:

Chỉ tiêu vốn lưu động ròng tại công ty Thăng Long trong 3 năm 2011-2013 luôn dương, và đang có xu hướng tăng: năm 2012 chỉ tiêu này giảm nhẹ khoảng 7% so với năm 2011 và nhưng sang năm 2013 lại tăng thêm đến 92% so với năm 2012. Vốn lưu động ròng dương, nghĩa là các nguồn ngắn hạn (vay nợ ngân hàng ngắn hạn, phải trả ngắn hạn...) không đủ để tài trợ cho nhu cầu tài sản lưu động (dự trữ tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho) và doanh nghiệp phải sử dụng một phần nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Duy trì vốn lưu động ròng dương cũng có một phần nào phù hợp với đặc thù hoạt động của công ty, bởi công ty có 2 lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất nhựa và kinh doanh thương mại nhập khẩu các loại máy móc thiết bị lớn phục vụ ngành khai thác than, khoáng sản và bán lại. Về mặt sản xuất, công ty nên tận dụng tối đa các nguồn ngắn hạn để giảm chi phí vốn. Còn trong mảng kinh doanh thương

mại, bởi hàng hóa mà công ty thực hiện mua đi bán lại là tài sản cố định nguyên giá lớn, thời gian sử dụng dài, và các hàng hóa này sẽ hình thành nên các khoản mục hàng tồn kho (khi công ty mới nhập về chưa chuyển cho khách hàng) và khoản phải thu (khi bán cho khách hàng nhưng thu chậm). Về mặt hình thức, công ty đang sử dụng các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động, nhưng về bản chất, các tài sản này cũng là dài hạn, nên việc công ty sử dụng các nguồn tài trợ dài hạn là khá phù hợp.

Chính sách vốn lưu động ròng dương có ưu điểm là đảm bảo được cân bằng tài chính tốt, an toàn, không sợ bị mất khả năng thanh toán do nắm giữ nhiều tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, ít sử dụng nợ, tuy nhiên phải chịu chi phí vốn của nguồn dài hạn cao (chi phí để huy động các nguồn dài hạn như lãi vay dài hạn, chi phí vốn chủ sở hữu thường cao hơn nhiều so với chi phí lãi vay ngắn hạn và chi phí của các khoản tín dụng thương mại).

Chi phí vốn cao sẽ phần nào làm giảm tỷ suất lợi nhuận của công ty Thăng Long, tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, kết quả kinh doanh của công ty Thăng Long là rất tốt (ROE năm 2013 là 45,3%, ROA 15%), tỷ suất sinh lời hiện tại của công ty Thăng Long đủ để bù đắp phần chi phí vốn cao và duy trì được sự tăng trưởng. Trong điều kiện này công ty muốn tiếp tục phát triển ổn định nên đã đặt yếu tố an toàn lên trên, bởi vậy việc công ty ưu tiên đảm bảo an toàn là điều tương đối dễ hiểu. Tuy nhiên trong thời gian tới vẫn cần phải theo dõi, xem xét để cân đối hợp lý giữa chi phí vốn của công ty so với tỷ suất lợi nhuận đem lại, để tránh tình trạng khi chi phí vốn tăng quá cao dẫn đến làm giảm tỷ suất lợi nhuận gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả liên quan đến vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long

Quản lý vốn lưu động ròng sẽ không thể được đánh giá đúng nếu chỉ dựa vào một hoặc một vài chỉ tiêu đơn lẻ, nó là quá trình xem xét đánh giá, phân tích tổng hợp.và toàn diện trên nhiều góc độ, khía cạnh của doanh nghiệp nói riêng, và của

quản lý vốn lưu động ròng tại doanh nghiệp ta cần xem xét các chỉ tiêu của các đối tượng liên quan trực tiếp tới tình hình thực tế vốn lưu động ròng, bao gồm: tài sản lưu động, các nguồn tài trợ. Các đối tượng này lại được cấu thành từ các khoản mục: tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả ngắn hạn... Việc thay đổi chính sách nắm giữ tiền, phải thu hay tồn kho có thể làm thay đổi nhu cầu vốn cho tài sản lưu động, làm cho công ty phải đi vay thêm hoặc phát hành cổ phiếu để tài trợ. Ngược lại, công ty có nguồn tài trợ ngắn hạn dồi dào có thể sẵn sàng chi thêm cho tài sản. Do đó ta cần phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng những đối tượng này từ đó đưa ra cái nhìn tổng thể về quản lý vốn lưu động ròng.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w