Điều kiện môi trường giáo dục

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk (Trang 94)

- Một số nhà nghiên cứu đã xem xét định hướng giá trị như là thái độ của cá nhân, như Thomas và Znaniecki…

3.3.2.Điều kiện môi trường giáo dục

3 Cháu ngoan Bác Hồ Dân tộc thiểu số 2.76 0.286 7.647 0.000* Dân tộc đa số2.910

3.3.2.Điều kiện môi trường giáo dục

Trước tiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có sự phản ánh của giáo viên đang giảng dạy tại các trường tiểu học có nhiều đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số rằng: Chương trình dạy và học cho khối tiểu học của Bộ giáo dục như thế đối với học sinh người dân tộc thiểu số là vẫn còn khá nặng do đặc trưng khó khăn của việc tiếp thu tri thức thông qua hệ thống ngôn ngữ thứ hai chứ không phải ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong khi ở các trường vùng hai, vùng ba nơi tập trung nhiều học sinh dân tộc thiểu số lại chưa có điều kiện để tổ chức hình thức dạy học hai buổi/ ngày như ở các khu vực trung tâm để giảm áp lực giảng dạy - học tập cho thầy cô giáo và các em. Các thầy cô giáo chỉ cốt sao đuổi kịp chương trình là tốt lắm rồi, không còn sức lực và thời gian để đầu tư đào sâu tiết dạy hoặc chăm lo các hoạt động giáo dục ngoài giờ học cho các em. Vì thế, có thể nói tất cả những mặt định hướng giá trị của học sinh người dân tộc thiểu số chủ yếu có được là do khối kiến thức, kỹ năng, thái độ được thiết kế tích hợp trong khung chương trình dạy – học đọng lại nơi các em.

Thứ hai, nói đến hình thức tổ chức hoạt động dạy – học: hiện nay toàn quốc đang phấn đấu thực hiện chủ trương đổi mới nội dung dạy học (thay sách giáo khoa) đồng thời với đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng tích cực hoạt động ở học sinh. Nhìn chung, công tác này đã đạt được nhiều thành tựu ở các trường tiểu học thuộc vùng một như thành phố, thị trấn hay trung tâm xã. Riêng đối với các trường tiểu học thuộc vùng hai và vùng ba, kết quả có nhiều hạn chế hơn. Theo thực trạng nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các trường tiểu học này rất thiếu thốn về trang thiết bị dạy học – những điều kiện quyết định cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì thế, có một hiện trạng đáng buồn là hầu hết các trường tiểu học vùng hai, vùng ba vẫn thực hiện nội dung chương trình dạy – học đã đổi mới bằng phương pháp dạy học cũ thiên nhiều về thụ động: thầy giảng – trò ghi chép.

Bên cạnh đó, những tác động giáo dục hình thành và phát triển định hướng giá trị cho học sinh người dân tộc thiểu số của các phong trào hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh tại các trường tiểu học của vùng hai, vùng ba hầu như rất kém. Điều này thể hiện qua các mặt: Hình thức sinh hoạt kém hấp dẫn, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, thời gian dành cho sinh hoạt phong trào Đội hoặc phong trào ngoại khóa thưa thớt đến mức hiếm. Cá biệt có trường tiểu học (như trường tiểu học Th. P), qua phỏng vấn học sinh chúng tôi được biết trong cả một năm học các em chỉ được tổ chức sinh hoạt tập thể ngoài trời hai buổi, trong buổi sinh hoạt đó các em cũng chỉ được chơi một số trò chơi và hát một số bài hát tập thể mà thôi. Tuy nhiên khi được hỏi các em có thích các buổi sinh hoạt tập thể đó không thì các em đều trả lời là rất thích. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của những tác động từ phong trào hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh và các phong trào sinh hoạt vui chơi ca hát tập

thể đến việc giáo dục hình thành định hướng giá trị cho các em học sinh người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk chưa được chú ý khai thác.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk (Trang 94)