Phương pháp thử nghiệm tác động

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk (Trang 48)

- Một số nhà nghiên cứu đã xem xét định hướng giá trị như là thái độ của cá nhân, như Thomas và Znaniecki…

4. Tâm niệm về những điều đã được đánh giá cao

2.4.3. Phương pháp thử nghiệm tác động

2.4.3.1. Cơ sở của việc xây dựng phương pháp thử nghiệm tác động:

- Cơ sở lý luận:

Một luận điểm quan trọng cần chú ý của quan điểm quyết định luận duy vật biện chứng khi nghiên cứu vấn đề giá trị, định hướng giá trị là: hiệu quả tác động của hiện tượng này lên hiện tượng khác phụ thuộc vào cả tính chất của sự tác động và cả bản chất của hiện tượng chịu sự tác động. Vận dụng luận điểm này vào vấn đề nghiên cứu cần phải xây dựng lý luận về hệ thống tác động (giáo dục) lẫn lý luận về hệ thống chịu sự tác động (định hướng giá trị của học sinh tiểu học).

Trước tiên là lý luận về hệ thống chịu sự tác động – học sinh tiểu học. Trên phương diện nguồn gốc, tâm lý, ý thức, nhân cách đều là sản phẩm của hoạt động. Bằng hoạt động của bản thân, mỗi người tạo ra tâm lý, ý thức, nhân cách của chính mình. Theo đó, trẻ em tự sản sinh ra các năng lực người bằng chính hoạt động của các em. Sự phát triển tâm lý của trẻ em là quá trình xã hội hóa hành vi của bản thân. Quá trình này là quá trình chuyển cái xã hội,

hóa, nhập tâm, xã hội hóa. Và quá trình xã hội hóa, nội tâm hóa lại chính là quá trình con người hoạt động. Quá trình xã hội hóa của trẻ em là hoạt động lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử để tạo ra tâm lý, ý thức, nhân cách. Thông qua hoạt động của bản thân, trẻ em lĩnh hội vốn kinh nghiệm của các thế hệ trước để lại, nhờ vậy mà tâm lý, ý thức, nhân cách các em ngày càng phát triển, tâm hồn các em ngày càng phong phú và các em ngày càng có năng lực người hơn. Bản chất quá trình hình thành định hướng giá trị của học sinh là sự nhận thức, đánh giá những hệ thống giá trị nhóm, xã hội, nhân loại và lựa chọn một hệ thống giá trị nhất định như là những chuẩn mực của bản thân thông qua quá trình hoạt động.

Hơn thế, trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Điều 12 mục 1 có ghi rõ: “Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do bày tỏ những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của các em” và Điều 29 phần c) mục 1 cũng viết: Các quốc gia thành viên thỏa thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới phát triển sự tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em [1].

Tiếp theo là lý luận về hệ thống tác động – các quá trình tác động giáo dục giá trị, định hướng giá trị cho học sinh tiểu học.

Đối với vấn đề nội dung tác động giáo dục, tác giả Nguyễn Kế Hào cho rằng mối quan hệ giữa văn hóa và sự phát triển toàn diện của học sinh nói chung và phát triển định hướng giá trị của các em nói riêng là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Những hệ thống giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị nằm trong nền văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, trong nền văn hóa dân tộc đó cần phải coi trọng những giá trị thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc vì “Đối với một dân tộc, sự phát triển của văn hóa gắn liền với sự phát

triển của dân tộc… Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là cách tư duy và phương pháp tư duy, cách sống và lối sống, cách ứng xử và quan hệ với nhau trong cộng đồng, cách dựng nước và giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học, nghệ thuật…” [12]. Đảng và Nhà nước ta cũng khẳng định “phải coi trọng việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nghĩa là giải quyết một cách khoa học, bảo đảm sự hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, lấy con người làm mục tiêu và động lực của sự phát triển”[15, tr 89].

Về phương pháp giáo dục nói chung, giáo dục giá trị - định hướng giá trị cho học sinh tiểu học nói riêng, chúng tôi dựa trên cơ sở lý thuyết “giáo dục học sinh tiểu học – tổ chức cuộc sống thực cho các em” của tác giả Nguyễn Kế Hào làm cơ sở lý luận. Theo đó, việc giáo dục học sinh tiểu học thường được nhà trường định hướng vào giáo dục đạo đức cho các em, tức là giáo dục giá trị, định hướng giá trị của các em tới những hệ thống giá trị đạo đức trong cuộc sống thường ngày. Đó là sự định hướng đúng đắn bởi nó phù hợp với trình độ phát triển tâm lý hiện tại của lứa tuổi học sinh tiểu học. Tuy nhiên, việc triển khai sẽ khó có thể đem lại hiệu quả nếu người làm giáo dục không xác định được từng hoạt động cụ thể của mỗi học sinh ở những giai đoạn phát triển nối tiếp nhau. Do vậy, những người theo quan điểm giáo dục mới đã hướng quá trình giáo dục nói chung, giáo dục giá trị, định hướng giá trị nói riêng cho học sinh vào việc tổ chức cuộc sống thực cho các em. Đạo đức, những định hướng giá trị của học sinh được hình thành và thể hiện qua cách ứng xử, thái độ của các em trong cuộc sống hàng ngày, nhờ vậy mà nhà giáo dục có thể nhận biết, điều chỉnh, tác động phù hợp.

Tổ chức cuộc sống thực cho học sinh trong môi trường chuyên biệt – nhà trường tiểu học - là tổ chức các loại hành động vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của các em vừa phù hợp đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi học sinh

tiểu học. Giáo dục, định hướng giá trị cho học sinh tiểu học ở trường là tổ chức cho các em sống, tổ chức cho các em thực hiện các loại hình hoạt động như học tập, vui chơi, sinh hoạt chủ đề - chủ điểm, sinh hoạt Sao nhi đồng, Đội thiếu niên tiền phong, tham quan… thậm chí cả những hoạt động đơn giản như ăn, ngủ, vệ sinh… Điều đáng chú ý là khi tổ chức cho học sinh thực hiện các loại hình hoạt động, nhà giáo dục cần hướng việc tổ chức hoạt động của học sinh đạt đến trình độ văn minh – văn hóa nhà trường; chú ý đến việc cung cấp những tri thức về các chuẩn mực, hệ thống giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị cho các em và kích thích các em thể nghiệm, rung cảm với những hệ thống giá trị, thang giá trị đó để biến chúng thành định hướng giá trị của bản thân các em.

Tác giả Nguyễn Thanh Hoàn (Viện chiến lược và chương trình giáo dục) đã nêu trong bài viết “Những năng lực và phẩm chất cần có của người học sinh trong tương lai” đăng trên tạp chí Người phụ trách một phẩm chất quan trọng là “Có sự định hướng về đạo đức”, định hướng giá trị đạo đức như sau: “Văn hóa học đường và chương trình học phải phản ánh được cả những giá trị của đất nước và của địa phương. Tập tục truyền thống trong việc sử dụng các hoạt động thẩm định giá trị trong lớp học đã bị một số người chỉ trích vì nó thúc đẩy thuyết tương đối làm mất dần những giá trị gia đình và tôn giáo. Khi chúng ta chứng kiến tác động của những xung đột giữa các băng nhóm, giữa các chủng tộc, sắc tộc, sự bóc lột tình dục trẻ em, tệ làm ăn phi đạo đức, tham nhũng dưới mọi hình thức, tranh chấp kiện tụng quá đáng… nhiều người cho rằng nhà trường cần chú ý hơn nữa đến những vấn đề có tính “đạo đức công cộng”. Ít nhất, giáo viên cũng cần giúp học sinh có sự định hướng đạo đức thông qua những hành vi làm gương của mình, động viên thẩm định giá trị và tạo cơ hội cho các em học cách tự tôn trọng mình và người khác cũng như tôn trọng pháp luật”.

- Cơ sở thực tiễn:

Hiện nay, phần nhiều các trường tiểu học ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao, việc tổ chức hoạt động giáo dục theo nghĩa rộng còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong xu hướng đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo ở bậc tiểu học, tiến tới đạt chuẩn quốc gia loại I, loại II cũng đang tác động nhiều đến hoạt động giáo dục – đào tạo của trường tiểu học tại các vùng miền khó khăn này, đòi hỏi phải giáo dục phát triển toàn diện nhân cách học sinh, trong đó có vấn đề định hướng giá trị.

Mặt khác, các nội dung giáo dục, định hướng giá trị cần phải phù hợp với từng đối tượng học sinh tiểu học, sao cho vừa phải phù hợp với nền văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, vừa phải phù hợp với văn hóa của từng dân tộc thiểu số của đồng bào 54 dân tộc anh em, lại không đi chệch chủ trương, mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.4.3.2. Khách thể thử nghiệm tác động:

Theo phương pháp chọn ngẫu nhiên chúng tôi chọn trong số 300 học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số điều tra thực trạng ra 38 em của một lớp 5 thuộc trường tiểu học Thái Phiên để làm khách thể thực nghiệm tác động.

2.4.3.3. Nội dung chương trình thử nghiệm tác động:

• Phạm vi thử nghiệm tác động:

- 38 em học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số đang học tại trường tiểu học Thái Phiên, xã Ea M’nang, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk.

• Thời gian thử nghiệm tác động: 2 tháng.

• Nguyên tắc tổ chức thử nghiệm tác động:

- Các biện pháp thử nghiệm tác động được xây dựng phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi tiểu học, tác động toàn diện lên cả ba mặt: Nhận thức, xúc cảm và hành vi của các em.

- Các biện pháp thử nghiệm tác động được xây dựng theo hướng tổ chức cuộc sống thực cho các em, mang tính chất “học mà chơi, chơi mà học”, giáo dục thông qua việc đưa các em vào các dạng hoạt động sinh hoạt giải trí lành mạnh, có tính giáo dục cao.

- Các biện pháp thử nghiệm tác động được xây dựng theo hướng tích hợp, tập trung hình thành định hướng giá trị phù hợp cho học sinh tiểu học.

• Các biện pháp thử nghiệm tác động cụ thể:

- Biện pháp “Không gian văn học: Mỗi ngày một câu chuyện”:

+ Mục đích: Thông qua nội dung các câu chuyện đạo đức sinh động bồi dưỡng nhận thức cho các em về những yêu cầu và chuẩn mực về hành vi, phẩm chất cần rèn luyện của lứa tuổi học sinh tiểu học. Đồng thời, nhờ tính chất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc của nội dung các câu chuyện cũng tác động vào xúc cảm, tình cảm của các em để các em rung cảm với các chuẩn mực, giá trị đó. Những trao đổi của cô và trò sau khi nghe các câu chuyện kể kích thích các em lựa chọn những giá trị, hình thành định hướng giá trị phù hợp cho bản thân.

+ Thời gian: Mỗi ngày kể một câu chuyện vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ của các em.

+ Địa điểm: Trong lớp học. + Hình thức:

1) Học sinh ngồi quây quần quanh giáo viên, lắng nghe giáo viên đọc các câu chuyện có nội dung giáo dục hệ thống bổn phận dành cho lứa tuổi học sinh tiểu học, bao gồm các chủ đề con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ như: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, lòng dũng cảm, trung thực, khiêm tốn, kính thầy mến bạn, hiếu thảo với ông bà – cha mẹ,…

2) Sau khi giáo viên đọc xong, đưa ra một số câu hỏi gợi mở nhằm khuyến khích các em suy nghĩ để đưa ra cảm tưởng, ý kiến, nhận xét về ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện. Trên cơ sở đó, giáo viên bồi dưỡng và chính xác hóa thêm tri thức về các chuẩn mực, giúp các em rung cảm sâu sắc đối với những chuẩn mực giá trị đó và tự xây dựng định hướng giá trị phù hợp cho bản thân.

- Biện pháp tổ chức các buổi sinh hoạt chủ đề dưới hình thức các cuộc thi nhỏ, với các chủ đề: “Chúng em là con ngoan”, “Chúng em là trò giỏi”, “Chúng em là cháu ngoan Bác Hồ”,…

+ Mục đích: Các cuộc thi nhỏ này mang tính chất vừa học vừa chơi, là loại hình tổ chức hoạt động sinh hoạt giải trí mang tính giáo dục cao. Thông qua các tình huống được xây dựng theo các chủ đề “con ngoan”, “trò giỏi”, “cháu ngoan Bác Hồ” nhằm mục đích kích thích các em suy nghĩ, đánh giá, bộc lộ những lựa chọn của mình về các chuẩn mực giá trị, định hướng giá trị ra hành vi bên ngoài (hoạt động giải quyết tình huống). Trên cơ sở đó, giáo viên củng cố những hành vi lựa chọn đúng hoặc điều chỉnh những hành vi định hướng giá trị chưa phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực giá trị của lứa tuổi các em, góp phần giúp các em hình thành định hướng giá trị phù hợp.

+ Thời gian: Mỗi tháng tổ chức một buổi vào tiết sinh hoạt chuyên đề của các em.

+ Địa điểm: Trong lớp học hoặc trong phòng sinh hoạt truyền thống của trường.

+ Hình thức:

1) Học sinh chia ra thành các nhóm nhỏ, thi đua với nhau trong việc giải quyết các tình huống do giáo viên đưa ra.

2) Giáo viên đưa tình huống và yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết tình huống.

3) Các em trong mỗi nhóm cùng nhau thảo luận, chia sẻ đi đến thống nhất ý kiến và lần lượt cử đại diện trình bày cách thức giải quyết tình huống nhóm mình đưa ra.

4) Giáo viên nhận xét cách giải quyết tình huống của mỗi nhóm, qua đó củng cố những cách giải quyết đúng, bổ sung cách giải quyết chưa trọn vẹn hoặc điều chỉnh những cách giải quyết tình huống chưa phù hợp nhằm góp phần giúp các em hình thành định hướng giá trị.

- Biện pháp tổ chức sinh hoạt vui chơi, múa hát tập thể: Những bài hát, bài múa ngợi ca quê hương đất nước, yêu thầy cô, bè bạn, mái trường, gia đình…

+ Mục đích: Đây là một biện pháp tác động phù hợp với đặc điểm tâm lý thích vui chơi văn nghệ của các em học sinh người dân tộc thiểu số do đó khắc phục được tính nhút nhát của các em, khuyến khích các em tích cực hoạt động lĩnh hội hệ thống các chuẩn mực giá trị để xây dựng định hướng giá trị phù hợp cho bản thân thông qua những bài hát và trò chơi sinh động, hấp dẫn.

+ Thời gian: Mỗi tháng tổ chức 4 buổi vào tiết sinh hoạt Đội của các em. + Địa điểm: Trong lớp học và ngoài sân trường.

+ Hình thức:

1) Tập các bài hát, múa và chỉ dẫn các trò chơi cho các em.

2) Tổ chức cho các em hát, múa và chơi những trò chơi đã được hướng dẫn. Trong khi các em hát, múa, vui chơi giáo viên hoặc người hướng dẫn khéo léo trò chuyện gợi mở cho các em về ý nghĩa của các bài hát, bài múa, trò chơi để lồng ghép nội dung giáo dục giá trị cho các em một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhất góp phần hình thành định hướng giá trị phù hợp cho các em.

- Biện pháp “Góc lời hay”:

+ Mục đích: Ca dao, tục ngữ các dân tộc Việt Nam là một kho tàng tri thức giáo dục ý thức các chuẩn mực đạo đức của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Chúng được đúc kết thành các câu văn ngắn có âm điệu dễ nhớ, dễ thuộc nên sẽ là một phương tiện giáo dục vô cùng hữu ích trong việc tác động hình thành định hướng giá trị cho trẻ em. Hơn thế, tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có lưu truyền tục ngữ, ca dao trong kho tàng văn hóa dân

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w