- Một số nhà nghiên cứu đã xem xét định hướng giá trị như là thái độ của cá nhân, như Thomas và Znaniecki…
6 Thực hiện nội quy trường lớp Dân tộc thiểu số 2.84 0.475 2.743 0.00* Dân tộc đa số2.930
Chung Dân tộc thiểu số 2.72 0.327 - 9.752 0.000* Dân tộc đa số 2.93 0.148
So sánh chung về mức độ ĐHGT về giá trị “Trò giỏi”, bảng số liệu 3.6 chỉ ra số ĐTB của đối tượng học sinh lớp 5 người DTTS (ĐTB = 2.72) thấp hơn ĐTB của đối tượng học sinh lớp 5 người DTĐS (ĐTB = 2.93). Sự chênh lệch này thể hiện sự khác biệt rất lớn có ý nghĩa về mặt thống kê, với kết quả kiểm nghiệm T-test Sig. = 0.000 < 0.05).
So sánh ĐTB ở mỗi bổn phận cụ thể của giá trị “Trò giỏi”, số liệu cũng biểu hiện thực trạng thấp hơn về mức độ ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTTS so với học sinh người DTĐS.
Quan sát bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rất lớn (ở tất cả các bổn phận cụ thể của giá trị “Trò giỏi”) giữa mức độ ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTTS và mức độ ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTĐS. Có bốn trong số sáu bổn phận của giá trị này qua kiểm định T-test cho kết quả vô cùng khác biệt giữa hai mẫu so sánh, Sig. đạt mức ý nghĩa khác biệt cao nhất (Sig. = 0.000), đó là các bổn phận: “trung thực trong học tập”, “ý thức tự giác trong học tập”, “kính trọng, lễ phép với thầy (cô) giáo” và “đoàn kết với bạn bè”. Riêng hai bổn phận còn lại đạt mức ý nghĩa khác biệt thấp hơn một chút, cụ thể: bổn phận “thực hiện nội quy trường lớp” có Sig. = 0.006 < 0.05 và “nghiêm túc trong giờ học” với Sig. = 0.011 < 0.05.
Có thể nhận thấy sự khác biệt về mức độ ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTTS và học sinh lớp 5 người DTĐS về giá trị “Trò giỏi” thông qua biểu đồ 3.2 dưới đây:
* Chú thích biểu đồ:
1: bổn phận “trung thực trong học tập” 2: bổn phận “ý thức tự giác học tập” 3: bổn phận “nghiêm túc trong giờ học”
4: bổn phận “kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo” 5: bổn phận “đoàn kết với bạn bè”
6: bổn phận “thực hiện nội quy trường lớp”
Thông qua biểu đồ 3.2 thể hiện một sự không đồng đều của mức độ ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTTS đối với các bổn phận cụ thể của giá trị “Trò giỏi” bên cạnh sự tương đối đồng đều của mức độ ĐHGT cũng ở những bổn phận trên của đối tượng học sinh người DTĐS cùng độ tuổi. Ngoài ra, có thể thấy qua biểu đồ 3.2 rằng ở tất cả các bổn phận cụ thể của giá trị “Trò giỏi”, mức độ ĐHGT của đối tượng học sinh người DTTS đều thấp hơn so với mức độ ĐHGT của đối tượng học sinh người DTĐS, mức độ chênh lệch từ nhiều đến ít hơn cũng khá lớn. Đối với bổn phận “trung thực trong học tập”
cột biểu đồ 1 chỉ ra sự chênh lệch lớn nhất và cột biểu đồ 3 của bổn phận “nghiêm túc trong giờ học” thể hiện sự chênh lệch ít nhất.
Sở dĩ có sự khác biệt ý nghĩa giữa mức độ ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTTS và mức độ ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTĐS về giá trị “Trò giỏi” là do môi trường giáo dục học đường của hai đối tượng này có rất nhiều điểm khác biệt. Nói rõ hơn, vì học sinh DTĐS trong mẫu so sánh của chúng tôi đang học tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột với hình thức dạy học bán trú (hai buổi / ngày), nên những mối quan hệ trong môi trường học đường không những nhiều mà còn thường xuyên hơn, chính “cuộc sống thực ở trường” rất thuận lợi này đã củng cố và phát triển những ĐHGT về các bổn phận của một người “Trò giỏi” nói chung và các giá trị khác nói riêng cho các em. Ngược lại, đối với đối tượng học sinh lớp 5 người DTTS trong mẫu nghiên cứu – là những học sinh đang học tập ở các trường tiểu học tại khu vực khó khăn nhất của địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi có hình thức dạy học một buổi / một ngày – các em một buổi đi học một buổi về nhà sinh hoạt tại gia đình hoặc cộng đồng nên các em có nhiều hạn chế trong việc hình thành, phát triển và củng cố những ĐHGT trong quan hệ học đường. Chính điều này khiến cho mức độ ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTTS thấp hơn mức độ ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTĐS về giá trị “Trò giỏi”.
3.2.3. Thực trạng định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số về giá trị “Cháu ngoan Bác Hồ” qua kết quả khảo sát và so sánh đối số về giá trị “Cháu ngoan Bác Hồ” qua kết quả khảo sát và so sánh đối chiếu với học sinh lớp 5 người dân tộc đa số
Để tiến hành nghiên cứu ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTTS chúng tôi cũng xây dựng bảng hỏi gồm sáu tình huống, mỗi tình huống đặc trưng cho một bổn phận cụ thể của giá trị “Cháu ngoan Bác Hồ” (phụ lục 1.c). Thông qua việc
lựa chọn phương thức ứng xử, hành động đối với mỗi tình huống của từng em sẽ biểu hiện chính mức độ ĐHGT của em đó đối với các bổn phận.
Nhìn chung, ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTTS về giá trị “Cháu ngoan Bác Hồ” là khá tốt, ĐTB đạt 2.76, thuộc khảng giữa nhưng hơi lệch về biên giới phía dưới của mức độ “tốt”.
Đối với giá trị “Cháu ngoan Bác Hồ”, đối tượng học sinh lớp 5 người DTTS cũng định hướng với mức độ không đồng đều về các bổn phận cụ thể. Có năm bổn phận được các em định hướng ở mức độ “tốt” và chỉ có một bổn phận được các em định hướng ở mức độ “trung bình”. Tất cả ĐTB của sáu bổn phận trải dài từ biên giới trên của mức độ “trung bình” đến khoảng giữa (hơi lệch về biên giới trên) của mức độ “tốt” trong thang mức độ liên tục các mức độ ĐHGT.
Xếp ở thứ bậc cao nhất, thứ bậc 1, là định hướng của học sinh lớp 5 người DTTS về bổn phận “yêu tổ quốc” (ĐTB = 2.86). Có một điều rất đáng lưu ý trong bảng số liệu khi đối nghịch với bổn phận “yêu tổ quốc” - được các em định hướng ở mức độ tốt nhất và được xếp thứ bậc cao nhất của giá trị “Cháu ngoan Bác Hồ”, thì bổn phận có thứ bậc thấp nhất lại chính là bổn phận “yêu đồng bào” (ĐTB = 2.44, thứ bậc 6), chỉ đạt đến gần biên giới trên của mức độ ĐHGT “trung bình”. Điều này phản ánh một thực trạng rất không đáng mong muốn đang tồn tại trong ĐHGT của đối tượng học sinh lớp 5 người DTTS.
Tất cả điều đó thể hiện qua kết quả khảo sát thực trạng ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTTS về giá trị “Cháu ngoan Bác Hồ” ở bảng 3.7 dưới đây.
Bảng 3.7: Định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người DTTS về giá trị “Cháu ngoan Bác Hồ”
STT Các mức độ Yếu Trung bình Tốt ĐTB Sig.
S
L % SL % SL %