0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Đặc trưng kinh tế văn hóa xã hội vùng miền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA HỌC SINH LỚP 5 NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 93 -93 )

- Một số nhà nghiên cứu đã xem xét định hướng giá trị như là thái độ của cá nhân, như Thomas và Znaniecki…

3 Cháu ngoan Bác Hồ Dân tộc thiểu số 2.76 0.286 7.647 0.000* Dân tộc đa số2.910

3.3.1. Đặc trưng kinh tế văn hóa xã hội vùng miền

Khách thể nghiên cứu của chúng tôi gồm các em học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số là con em của đồng bào các dân tộc thiểu số đang cư trú tại vùng hai, vùng ba miền núi của tỉnh Đắk Lắk, nơi mà nền kinh tế, văn hóa, thông tin, phong tục còn nhiều khó khăn, lạc hậu. Tất yếu các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội chưa tốt này có những tác động không thuận lợi cho vấn đề phát triển định hướng giá trị ở các em và chúng đóng vai trò là nguyên nhân của thực trạng định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk chúng tôi đã phân tích ở trên.

Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội vùng miền có nhiều khó khăn, lạc hậu trước tiên ảnh hưởng đến nếp sống, sinh hoạt và lối giáo dục của các gia đình. Ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, các bậc phụ huynh thường bị chi phối nhiều mối quan tâm đến việc lo lắng cái ăn cái mặc cho các thánh viên, họ ít có thời gian để chú ý đến vấn đề giáo dục con cái. Tương ứng, các bậc cha mẹ trong những gia đình loại này thường có trình độ văn hóa thấp, chưa biết cách tổ chức sinh hoạt gia đình và giáo dục con cái một cách khoa học. Mặt khác, có phú quý mới sinh lễ nghĩa, do điều kiện kinh tế khó khăn cũng phần nhiều hạn chế sự phát triển của nền văn hóa gia đình (gia phong, gia đạo, gia giáo…) khiến cho môi trường giáo dục trong gia đình không thực sự trở thành tác động tích cực cho sự hình thành và phát triển các định hướng giá trị ở học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số.

Điều kiện vùng miền khó khăn, vùng sâu vùng xa mặt khác cản trở sự phát triển của nền văn hóa buôn làng; hạn chế sự thâm nhập của nguồn thông tin, tri thức văn minh tiến bộ và hiện đại vào đời sống sinh hoạt cộng đồng

các dân tộc thiểu số.Vì thế con em của các đồng bào dân tộc thiểu số cũng không có được môi trường văn hóa – xã hội có lợi, trong đó chứa đựng những hệ thống chuẩn mực giá trị tiên tiến, phù hợp xu thế phát triển của thời đại để lĩnh hội và tạo thành bộ mặt định hướng giá trị riêng của bản thân như ở các em người dân tộc đa số sống tại trung tâm văn hóa phát triển.

Trên thực tế, hầu hết các em học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số trong mẫu khách thể nghiên cứu của chúng tôi đều được giáo dục bởi phong cách giáo dục gia đình áp đặt, mệnh lệnh, tăng cường tính thụ động thay vì tính tích cực chủ động trong hệ thống định hướng giá trị của các em.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA HỌC SINH LỚP 5 NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 93 -93 )

×