Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏ

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk (Trang 41)

- Một số nhà nghiên cứu đã xem xét định hướng giá trị như là thái độ của cá nhân, như Thomas và Znaniecki…

2.4.2.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏ

4. Tâm niệm về những điều đã được đánh giá cao

2.4.2.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏ

2.4.2.1. Cơ sở xây dựng phiếu hỏi

Chúng tôi xây dựng phiếu hỏi dựa trên các cơ sở lý luận sau:

Đầu tiên là quan niệm của tác giả Xô Viết M. I. Calinin: “một người được giáo dục theo tinh thần cộng sản chủ nghĩa là người có trình độ văn hóa cao, chân thực, tiên tiến, một người có lòng yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chân thực, dũng cảm, đoàn kết keo sơn với đồng chí, có tinh thần tập thể, yêu lao động xã hội chủ nghĩa”. (T. A. Ilina - Giáo dục học, Nxb Giáo dục; tr 119)

Hay một số nội dung giáo dục lối sống, giáo dục giá trị, định hướng giá trị mà nhà trường cần hình thành ở học sinh tiểu học trong quá trình giáo dục,

cái cốt lõi của phẩm chất nhân cách, hành vi nhân cách người học sinh hiện đại trong xã hội hiện đại do tác giả Nguyễn Kế Hào đề xuất, đó là:

1) Tính hồn nhiên, nhân hậu, tức là có tính người: Nhờ có tính người này học sinh sẽ biết yêu, biết ghét; biết điều thiện, điều ác; biết ứng xử với xã hội và với thiên nhiên.

2) Chăm học.

3) Tính kỷ luật và tiết kiệm [13].

và quan trọng hơn hết là việc thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy [14]. Chúng ta cũng đọc thấy nội dung giáo dục nhi đồng của Đội TNTP đề ra như sau:

1) Kính yêu Bác Hồ:

- Thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, nhớ câu chuyện, bài hát, bài thơ nói về Bác Hồ. - Biết những nét chính về tiểu sử Bác Hồ. Nhớ tên và ý nghĩa một số ngày lễ kỷ niệm: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2, ngày quốc tế phụ nữ 8-3, ngày quốc tế thiếu nhi 1-6, ngày quốc khánh 2-9,…

- Biết ảnh Lênin, Bác Hồ và một số câu chuyện, bài thơ về Lênin, Bác Hồ. 2) Con ngoan:

- Kính yêu, lễ phép với ông bà, cha mẹ, bà con họ hàng và mọi người. - Biết giúp đỡ gia đình những việc phù hợp.

- Biết về bố mẹ và địa chỉ gia đình. 3) Trò giỏi:

- Biết thực hiện những yêu cầu về học tập như đi học đều, đúng giờ, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, giữ vở sạch chữ đẹp,…

- Kính yêu, vâng lời thầy cô giáo, anh chị phụ trách, thực hiện đúng nội quy của nhà trường.

4) Vệ sinh sạch sẽ:

- Giữ gìn vệ sinh thân thể tốt.

- Biết giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng. - Thuộc, tập đều bài thể dục nhi đồng.

5) Yêu Sao nhi đồng và yêu đội TNTP Hồ Chí Minh:

- Nhớ tên Sao và ý nghĩa của Sao nhi đồng, sinh hoạt Sao đều đặn, vâng lời và yêu quý phụ trách Sao.

- Biết một số bài hát, múa, trò chơi,… của nhi đồng. - Biết xếp hàng một, hàng đôi, hàng dọc.

- Thuộc các động tác: Nghỉ, nghiêm, chào, quay trái, quay phải, quay đằng sau, thắt, tháo khăn quàng đỏ.

6) Biết những điều cần biết khi ra đường:

- Biết cách đi ngoài đường đúng quy định, đúng Luật giao thông.

- Biết nên chơi ở những nơi nào, không nên chơi ở những nơi nào nguy hiểm, không an toàn, mất vệ sinh,…

- Có lời nói, cử chỉ đẹp khi ra đường đối với người già, em bé, người tàn tật, người nước ngoài.

- Biết tên một số đường phố, ngõ xóm và địa điểm: Trạm y tế, đồng công an, cửa hàng,… ở địa phương.

7) Noi gương người tốt việc tốt:

- Biết một số gương người tốt trong truyện dân gian, ngụ ngôn, anh hùng chiến sĩ, người lao động giỏi,…

- Biết yêu thương, giúp đỡ bạn, nhất là các bạn gặp khó khăn,… Noi gương bạn tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, theo quy định tại điều 21 thì “trẻ em có bổn phận sau đây:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;

- Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh chung, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;

- Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;

- Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; tôn trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc;

- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.” [18].

Trong phạm vi luận văn này chúng tôi kết hợp các quan điểm trên và

chủ yếu lấy nội dung quy định về bổn phận của trẻ em kết hợp với những kết quả thu được từ quá trình thực tiễn nghiên cứu thăm dò làm cơ sở để xây dựng phiếu hỏi.

Theo đó, các giá trị “con ngoan”, “trò giỏi”, “cháu ngoan Bác Hồ” sẽ bao gồm các bổn phận sau:

Bảng 2.1: Các giá trị của học sinh lớp 5 tiểu học STT Các giá trị Các bổn phận 1 Con ngoan

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ.

- Giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình. 2 Trò giỏi

- Kính trọng thầy giáo, cô giáo, đoàn kết với bạn bè.

- Chăm chỉ học tập, thực hiện những yêu cầu về học tập như đi học đều, đúng giờ, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, giữ vở sạch chữ đẹp…

- Tuân theo nội quy của nhà trường và lớp học, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường..

3 Cháu

ngoan Bác Hồ

- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.

- Yêu lao động, giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.

- Sống khiêm tốn, trung thực, dũng cảm và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; tôn trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Giữ gìn vệ sinh chung, rèn luyện thân thể.

2.4.2.2. Khách thể khảo sát thực trạng:

Theo phương pháp chọn ngẫu nhiên chúng tôi chọn 300 học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số (Ê Đê, Xê Đăng, Dao, Tày, Nùng, Hoa, Mường…) đang học tại các trường tiểu học vùng hai, vùng ba của tỉnh Đắk Lắk để tiến hành điều tra thực trạng. Đó là học sinh của các trường tiểu học: Trưng Vương, Y Jút, Phạm Hồng Thái, Thái Phiên.

Để phù hợp với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi nhi đồng về hoạt động tư duy cũng như khả năng chú ý, chúng tôi xây dựng bộ phiếu câu hỏi gồm 3 phiếu, mỗi phiếu tập trung khảo sát về biểu hiện định hướng giá trị của các em về lần lượt từng giá trị: con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Mỗi phiếu hỏi gồm 6 câu hỏi được thiết kế dưới dạng tình huống để các em có thể tự nhiên thể hiện những quan niệm, hành động qua việc lựa chọn các trả lời và bộc lộ định hướng giá trị của mình.

• Phiếu hỏi 1 (xem phụ lục 1.a):

- Mục đích: Tìm hiểu định hướng giá trị của học sinh về giá trị “con ngoan”. - Cụ thể như sau:

+ Yêu quý, kính trọng, vâng lời, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ: Câu 1. + Vâng lời ông bà, cha mẹ: Câu 2.

+ Thương yêu em nhỏ: Câu 3.

+ Kính trọng, lễ phép với người lớn: Câu 4.

+ Giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình: Câu 5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Phiếu hỏi 2 (xem phụ lục 1.b):

- Mục đích: Tìm hiểu định hướng giá trị của học sinh về giá trị “trò giỏi”. - Cụ thể như sau:

+ Chăm chỉ học tập, thực hiện những yêu cầu về học tập như đi học đều, đúng giờ, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, giữ vở sạch chữ đẹp…

* Trung thực trong học tập: Câu 1. * Ý thức tự giác học tập: Câu 2. * Nghiêm túc trong giờ học: Câu 3. + Kính trọng thầy giáo, cô giáo: Câu 4. + Đoàn kết với bạn bè: Câu 5.

+ Tuân theo nội quy của nhà trường và lớp học, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường: Câu 6.

• Phiếu hỏi 3 (xem phụ lục 1.c):

- Mục đích: Tìm hiểu định hướng giá trị của học sinh về giá trị “cháu ngoan Bác Hồ”.

- Cụ thể như sau:

+ Yêu quê hương, đất nước, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế: Câu 1.

+ Giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường: Câu 2.

+ Yêu đồng bào, giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình: Câu 3.

+ Yêu lao động: Câu 4.

+ Sống khiêm tốn, trung thực, dũng cảm và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; tôn trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Câu 5.

+ Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân: câu 6.

2.4.2.4. Cách thức tính điểm và xử lý phiếu hỏi

- Cách thức tính điểm:

Đối với tất cả các tình huống, mỗi tình huống đều đưa ra 3 lựa chọn cho trước, tương ứng với ba mức độ: Yếu – 1 điểm, Trung bình – 2 điểm, Tốt – 3 điểm. Riêng đối với các “ý kiến khác” được đưa vào xử lý dưới dạng giá trị khuyết (Missing value), là giá trị vô hình đối với các phép toán thống kê.

- Số liệu sau khi xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 13.0 được đánh giá như sau:

+ Đối với điểm trung bình mức độ định hướng đối với các nhóm giá trị, các giá trị cụ thể được phân loại theo biên giới liên tục:

• ĐTB < 1.50: Mức độ “Yếu”.

• 1.50 ≤ ĐTB ≤ 2.50: Mức độ “Trung bình”.

• ĐTB > 2.50: Mức độ “Tốt”. + Sắp xếp thứ bậc:

Dựa vào điểm trung bình: điểm trung bình càng cao thứ bậc càng thấp. + Kết quả so sánh trung bình hai mẫu độc lập bằng kiểm nghiệm t (t- test) với mức sác xuất ý nghĩa được chọn là α = 0.05, nếu:

• Sig (2 – tailed) < 0.05: Có sự khác biệt ý nghĩa.

• Sig (2 – tailed) ≥ 0.05: Không có sự khác biệt ý nghĩa.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk (Trang 41)