Thực trạng định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số về giá trị “Con ngoan” qua kết quả khảo sát và so sánh đối chiếu vớ

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk (Trang 67)

- Một số nhà nghiên cứu đã xem xét định hướng giá trị như là thái độ của cá nhân, như Thomas và Znaniecki…

3.2.1.Thực trạng định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số về giá trị “Con ngoan” qua kết quả khảo sát và so sánh đối chiếu vớ

4. Tâm niệm về những điều đã được đánh giá cao

3.2.1.Thực trạng định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số về giá trị “Con ngoan” qua kết quả khảo sát và so sánh đối chiếu vớ

số về giá trị “Con ngoan” qua kết quả khảo sát và so sánh đối chiếu với học sinh lớp 5 người dân tộc đa số

Để tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số về giá trị “Con ngoan”, chúng tôi sử dụng Bảng hỏi 1 (phụ lục 1.a) gồm 5 tình huống, mỗi tình huống đặc trưng cho mỗi bổn phận cụ thể. Thông qua việc lựa chọn cách thức xử lý đối với mỗi tình huống của từng em sẽ thể hiện một cách tự nhiên chính mức độ định hướng giá trị của bản thân em học sinh đó đối với các bổn phận. Bảng số liệu 3.3 dưới đây thể hiện kết quả khảo sát thực trạng định hướng giá trị của các em học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số về giá trị “Con ngoan”.

Bảng 3.3: Định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người DTTS về giá trị “Con ngoan”

STT Các mức độ Yếu Trung bình Tốt ĐTB Sig. SL % SL % SL %

1 Hiếu thảo Giới Nam 3 2.2 23 16.5 113 81.3 2.79 0.005*Nữ 0 0.0 13 8.2 146 91.8 2.92 Nữ 0 0.0 13 8.2 146 91.8 2.92

Chung 3 1.0 36 12.1 259 86.9 2.86 3 2 Vâng lời Giới Nam 2 1.4 13 9.3 125 89.3 2.88 0.053

Nữ 1 0.6 6 3.8 153 95.6 2.95 Chung 3 1.0 19 6.3 278 92.7 2.92 1 3 Thương yêu em nhỏ Giới Nam 23 16.4 10 7.1 107 76.4 2.60 0.281 Nữ 23 14.5 3 1.9 133 83.6 2.69 Chung 46 15.4 13 4.3 240 80.3 2.65 5 4 Lễ phép với người lớn Giới Nam 3 2.1 26 18.6 111 79.3 2.77 0.000* Nữ 2 1.3 6 3.8 152 95.0 2.94 Chung 5 1.7 32 10.7 263 87.7 2.86 3 5 Giúp đỡ gia đình Giới Nam 3 2.1 9 6.4 128 91.4 2.89 0.345 Nữ 3 1.9 5 3.1 151 95.0 2.93 Chung 6 2.0 14 4.7 279 93.3 2.91 2 ĐTB chung của giá trị “Con ngoan” 2.84

(*): Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

Số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người DTTS về giá trị “Con ngoan” là khá tốt, với ĐTB đạt 2.84 điểm, thuộc khoảng giữa trong biên giới liên tục từ biên giới thấp nhất đến biên giới cao nhất của mức độ “tốt”.

Tuy nhiên, có sự không đồng đều về mức độ định hướng giá trị của các em đối với các bổn phận cụ thể của giá trị “Con ngoan”. Học sinh lớp 5 người DTTS định hướng rất tốt ở các bổn phận “vâng lời” và “giúp đỡ gia đình”. Đối với hai bổn phận này, định hướng của các em đã đạt đến biên giới trên của mức độ “tốt”, ĐTB lần lượt là: “vâng lời” có ĐTB = 2.92 (thứ bậc 1), “giúp đỡ gia đình” có ĐTB = 2.91 (xếp thứ bậc 2). Cùng xếp ở thứ bậc 3 gồm định hướng của học sinh lớp 5 người DTTS về hai bổn phận “hiếu thảo” và “lễ phép với người lớn trong gia đình” (ĐTB đều bằng 2.86, thuộc khoảng giữa trong biên giới liên tục của mức độ “tốt”).

Có một bổn phận được các em định hướng với mức độ hạn chế hơn so với các bổn phận khác của giá trị “Con ngoan” đó là bổn phận “thương yêu

em nhỏ”, chỉ đạt đến biên giới phía dưới của mức độ “tốt” (ĐTB = 2.65, xếp thứ bậc 5).

Những phân tích ở trên đã chỉ ra rằng trong giá trị “Con ngoan”, học sinh lớp 5 người DTTS có mức độ định hướng giá trị trội hơn đối với các bổn phận thiên về tính thụ động như “vâng lời” hay “giúp đỡ gia đình”. Điều này có thể được lý giải bởi quan điểm của Phil McGrow viết trong cuốn Gia đình trên hết (nxb Văn hóa – Thông tin, 2005), theo ông trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thì lối giáo dục trẻ em của các bậc phụ huynh thiên về là mệnh lệnh và áp đặt. Trên thực tế, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh người DTTS sinh sống ở vùng hai, vùng ba miền núi nên gia đình của các em có nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế. Hơn thế, số lượng con trong mỗi gia đình khá đông do phụ huynh của các em chưa ý thức về kế hoạch hóa gia đình và cũng bởi nếp truyền thống dân tộc “lắm con tức là nhiều của”. Các em từ bé đã được giáo dục phải lao động giúp đỡ gia đình và công việc giáo dục đó chủ yếu được thực hiện bằng mệnh lệnh áp đặt của các bậc phụ huynh luôn bận rộn nương rẫy kiếm cái ăn cái mặc. Vì thế tất yếu phát triển những ĐHGT của các em về những bổn phận mang tính chất thụ động, ngược lại mức độ ĐHGT về những bổn phận mang tính tích cực, chủ động ít phát triển hơn như các bổn phận “hiếu thảo” hay “lễ phép với người lớn”. Đáng chú ý là đối với bổn phận “thương yêu em nhỏ”, học sinh lớp 5 người DTTS định hướng không tốt bằng các bổn phận khác của giá trị “con ngoan” này. Do gia đình các em đông con, khoảng cách độ tuổi giữa các anh chị em không giản cách bao nhiêu nên từ bé các em đã học được tính tự lập, tự phục vụ và khá bình đẳng mà không phải là đức tính chở che hay bao bọc, thương yêu các em nhỏ hơn.

Trước tình huống “Khi em của em nhờ hướng dẫn một bài toán khó, em làm gì?”, có đến 15.4% em chọn hành động “Bảo em tự làm bài”, phỏng vấn sâu những em này chúng tôi nhận được câu trả lời rằng: “Bảo em tự làm bài thì em mới hiểu bài, mới giỏi được” – Y S. Ađrơng (Hs trường Trưng Vương) hoặc “Em cũng bận học bài nên em của em phải tự làm bài” – H Th. Niê (Hs trường Y Jút). Một số em chọn hành động “Vừa hướng dẫn cho em vừa cáu gắt, bực bội” (4.3%) và 80.3% trong tổng số các em sẵn sàng “Ân cần hướng dẫn em từng bước giải bài toán”, thậm chí “Hướng dẫn cho em bài toán tương tự rồi để em tự giải bài toán của mình” – Chìu A M. (Hs trường Thái Phiên).

So sánh theo giới, số liệu Bảng 3.3 cũng chỉ ra rằng ở tất cả các bổn phận thuộc giá trị “Con ngoan” thì ĐTB mức độ ĐHGT của học sinh nam lớp 5 người DTTS đều thấp hơn so với ĐTB mức độ ĐHGT của học sinh nữ, mức độ chênh lệch từ ít nhất là 0.4 điểm đến nhiều nhất là 0.17 điểm. Xét theo từng lứa tuổi, tốc độ phát triển tâm - sinh lý của giới nữ luôn nhanh hơn, vượt trước so với giới nam nên có thể hiểu được tại sao mức độ ĐHGT của các em nữ học sinh tốt hơn ở các em nam cùng độ tuổi. Hơn nữa, phần lớn đối tượng trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi là các em thuộc các DTTS theo chế độ mẫu hệ, quý nữ hơn nam nên chú trọng giáo dục các em nữ để mong các em nữ lớn lên trở thành trụ cột gánh vác gia đình.

Qua phỏng vấn phụ huynh, ông Y L. Êban, chúng tôi được biết hầu hết các em nữ đã làm được một số việc như: nấu cơm, quét nhà, trông em, giặt giũ, nấu nướng… Các em nam làm được ít việc hơn và cũng không hay thực hiện các việc bằng các em nữ. Kiểm định Independent-samples T-test (kiểm định trị trung bình đối với hai mẫu độc lập), mức ý nghĩa 0.05, chỉ cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa giới tính nam và nữ học sinh lớp 5 người DTTS về mức độ định hướng ở hai bổn phận “hiếu thảo” (Sig. = 0.005 <

0.05) và “lễ phép với người lớn” (Sig. = 0.000 <0.05), còn các bổn phận khác không khác biệt ý nghĩa. Các em nữ độ tuổi cuối cấp một đã thực hiện tốt các công việc chăm sóc người khác nên biểu hiện ĐHGT về bổn phận “hiếu thảo” đạt tốt hơn.

Nhằm làm nổi rõ hơn thực trạng ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTTS về giá trị “Con ngoan”, chúng tôi đồng thời sử dụng cùng một mẫu phiếu hỏi trên đối tượng học sinh lớp 5 người DTĐS để thu thập số liệu so sánh. Kết quả so sánh đối chiếu về mức độ ĐHGT giữa học sinh lớp 5 người DTTS với học sinh lớp 5 người DTĐS được thể hiện qua bảng số liệu 3.4.

Bảng 3.4: So sánh ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTTS và ĐHGT của học sinh lớp 5 người DTĐS về giá trị “Con ngoan”

STT Các bổn phận Đối tượng học sinh ĐTB SD t Sig. 1 Hiếu thảo Dân tộc thiểu số 2.86 0.376 - 2.131 0.034*

Dân tộc đa số 2.92 0.277

2 Vâng lời Dân tộc thiểu số 2.92 0.311 1.889 0.059Dân tộc đa số 2.87 0.352

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk (Trang 67)