Đặc điểm lũ trên lưu vực

Một phần của tài liệu Thuyết minh bản vẽ thi công công trình thủy điện (Trang 26)

IV. DÒNG CHẢY LŨ

4.1.Đặc điểm lũ trên lưu vực

Dòng chảy lớn nhất lưu vực Hà Tây cũng như các sông vùng Tây Nguyên sinh ra từ một nguyên nhân duy nhất là mưa rào. Những trận mưa lớn xảy ra do sự hoạt động mạnh của gió mùa mùa Hạ kết hợp ảnh hưởng từ các trận bão lớn đổ bộ vào đất liền từ biển Đông cũng như các nhiễu loạn thời tiết biển khác, đáng kể là áp thấp nhiệt đới.

Từ những nguyên nhân trên ta có thể thấy được hầu hết mưa lũ thường xảy ra trong các tháng giữa mùa bão, đó là các tháng 9, 10 và 11 hàng năm. Lượng mưa lớn nhất thời đoạn ngắn ở đây thường xảy ra nhiều hơn cả là vào đầu và cuối mùa mưa. Trong đa số trường hợp những trận mưa lớn nhất thường có một đỉnh chính, sau đó là những đỉnh phụ thấp hơn. Lượng mưa lớn nhất một ngày đêm quan trắc được tại một số trạm như sau: tại Kon Tum đạt 252mm (1970), tại trạm Pleiku là 204.2mm (1984), tại trạm Konplon là 282 mm(1983) và tại Đak Tô là 165,5mm (1996). Lượng mưa các thời đoạn 1 ngày, 3 ngày và 5 ngày lớn nhất ứng với các tần suất thiết kế tại các trạm khí tượng được ghi ở bảng 2.6. Khi so sánh thời gian mưa lớn nhất với thời gian có lũ

BVTC

lớn nhất trên sông đã xác nhận có sự lệch pha. Hiện tượng này xảy ra là do đặc thù bề mặt lưu vực, trong đó nguyên nhân chủ yếu là lớp phủ thổ nhưỡng-đất banzan ở vùng này tương đối dày.

Tuy nhiên theo từng đợt mưa, từng trận mưa cường độ và lượng mưa có khác nhau. Tài liệu quan trắc mưa lớn nhất trong những năm qua cho thấy sự tăng lượng mưa theo độ cao dọc theo hướng di chuyển của bão thể hiện rõ là hướng Đông Bắc - Tây Nam. Lượng mưa lớn nhất thường tăng rõ rệt tại những chỗ đột biến về địa hình.

Một phần của tài liệu Thuyết minh bản vẽ thi công công trình thủy điện (Trang 26)