Vật liệu xây dựng thiên nhiên tại chỗ

Một phần của tài liệu Thuyết minh bản vẽ thi công công trình thủy điện (Trang 64)

II. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

2.4.Vật liệu xây dựng thiên nhiên tại chỗ

2.4.1. Khái quát chung

Vật liệu xây dựng thiên nhiên sử dụng cho công trình bao gồm: cát, đá các loại, đất đắp… vì vậy cần nghiên cứu khảo sát các loại vật liệu tại chỗ, nếu không có thể phải mua tại các mỏ vật liệu gần nhất nhằm giảm giá thành xây dựng.

Nhu cầu vật liệu xây dựng thiên nhiên chủ yếu cho công trình bao gồm: - Đất đắp các loại

- Đá các loại - Cát xây dựng

2.4.2. Vật liệu đất đắp các loại

Nếu dự kiến xây dựng đập dâng bằng đất đắp thì nhu cầu đất đắp tối đa khoảng 130.000m3, như vậy cần khảo sát bãi đất đắp có trữ lượng lớn hơn và chất lượng đạt yêu cầu.

* Bãi vật liệu đất đắp đập:

- Yêu cầu: Đảm bảo trữ lượng, đạt yêu cầu chất lượng, gần đập và đền bù giải toả dễ dàng.

- Vị trí: Kết quả khảo sát phục vụ lập DAĐTXD dự kiến khai thác trong lòng hồ lệch lên đồi 586m nhưng phần diện tích trong lòng có thể khai thác được quá nhỏ nên vị trí mỏ đất được khảo sát tại khu vực đồi 586m lệch về hạ lưu khu vực này hiện nay là đất trống có rừng diện tích lớn, chiều sâu khai thác tới 4m. Từ kết quả phân

BVTC

tích mẫu đất chất lượng tốt có thể dùng làm vật liệu đắp đập.

- Diện tích: Lấy đỉnh đồi 586m làm tâm có chiều rộng theo hướng Nam Bắc là 120m x chiều dài theo thung lũng Đông Tây là 340m có S = 340m x 120m = 40.800m2 (4,8ha).

- Nguồn gốc đất đắp: Lớp phủ bở rời đệ tứ (edQ) á sét bột pha cát lẫn dăm sạn màu nâu đỏ dày 4,0m ÷ 5,0m tương ứng với chiều sâu khai thác trung bình 4,50m.

- Chất lượng: Đạt yêu cầu (xem phụ lục kết quả phân tích mẫu đất đắp) - Khối lượng đất bóc bỏ thuộc lớp thổ nhưỡng (dQIV)

40.800m2 x 0,5 m (sâu) = 20.400m3 - Khối lượng đất đắp (edQI-III)

40.800m2 x 4,5m (sâu) = 183.600m3

* Đất sét: Trong khu vực công trình đầu mối và lòng hồ không có mỏ sét . Qua khảo sát tại khu vực ngã ba xã Đăksơmer vào xã Hà Tây có khu vực mỏ sét chất lượng tốt hiện nhân dân đang khai thác sét sản xuất gạch xây dựng. Mỏ này có trữ lượng lớn có thể cung cấp cho công trình để thi công đất đắp lõi đập. Cự ly vận chuyển khoảng 12km.

2.4.3. Đá xây dựng các loại

Trong quá trình khảo sát có tìm thấy hai vị trí có đá xây dựng:

1. Vị trí đồi phiá nam lưu suối (cạnh đường vào khu đầu mối) cách tuyến 2km có vị trí mỏ đá mạch, đơn vị khảo sát đã khoan 03 lỗ sâu 5 ÷ 7m nhưng toàn bộ là đá phong hoá lhông sử dụng được.

2. Vị trí mỏ đá xây dựng tại suối IaTơWer cách UBND xã Hà Tây 2km theo đường nối ra tỉnh lộ 67 (cách công trình 6km). Mỏ đá này nằm sâu dưới lòng suối nên khó khai thác.

Như vậy điều kiện tại khu vực gần công trình không có mỏ đá xây dựng nên phải mua đá từ ngoài thị trấn huyện Chư Pah cách công trình 40km.

2.4.4. Cát xây dựng các loại

- Yêu cầu: Đủ trữ lượng, chất lượng và gần công trình - vị trí có hai mỏ gồm:

+ Mỏ một ở đáy suối nhánh bờ trái tại vị trí ngã ba chảy vào suối lớn từ cao trình 548 ÷ 560m thuộc lớp 2a1/aQII–III , bồi tích cát lòng sông cổ thêm bậc II dày 5 ÷ 6m. Chất lượng cát mỏ là rất tốt chủ yếu là cát thạch anh hạt mịn đến trung, hai mỏ đều có điều kiện khai thác thuận lợi và trữ lượng lớn.

+ Mỏ hai: Tại suối IaTơWer nằm gần UBND xã Hà Tây (cách UB xã khoảng 2 ÷ 3km về phiá đường nối ra tỉnh lộ 670) – cách công trình 6 ÷ 7km, trữ lượng lớn, chất lượng tối. Khu vực này hiện đang khai thác cát thương mại.

BVTC

CHƯƠNG IV

TÍNH TOÁN THỦY NĂNG, THỦY LỢI

Một phần của tài liệu Thuyết minh bản vẽ thi công công trình thủy điện (Trang 64)