Thành phần nội dung, khối lượng khảo sát điạ hình

Một phần của tài liệu Thuyết minh bản vẽ thi công công trình thủy điện (Trang 37 - 44)

I. ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH

1.3. Thành phần nội dung, khối lượng khảo sát điạ hình

- Bản đồ điạ hình tỉ lệ 1:2.000, tỉ lệ 1:500 khu vực lòng hồ và công trình đầu mối.

- Vị trí mốc Quốc gia tại khu vực Dự án: xã Hà Tây, xã Đăk Sơ Mei.

- Bản vẽ mặt cắt các tuyến khảo sát.

- Hệ thống mốc lưới GPS.

1.3.2. Khống chế mặt bằng

a. Sử dụng các số liệu giai đoạn trước:

Mốc Quốc gia: Đã thu thập hai điểm mốc Quốc gia, ở giai đoạn DAĐTXD tại khu vực công trình theo hệ toạ độ Quốc gia VN2000

Bảng 3.1: Giá trị toạ độ mốc Quốc gia hạng III

Tên mốc Vị trí Toạ độ (m)

X Y Z

861412 Làng

KonSơLăng 1577612,978 456518,640 558,361

861414 Làng Mor 1570556,381 454083,457 618,908

Lưới điểm GPS (đã thực hiện giai đoạn DAĐTXD): Xuất phát từ hai mốc Quốc gia hiện có tại khu vực xã Đăk sơ mei và xã Hà tây (Mốc 861412 tại làng KonSơLăng; mốc 861414 tại làng Mor), sử dụng đo nối bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS) có độ chính xác cao, đã lập ra lưới địa chính cấp II. Phương pháp lập lưới thành các cặp thông hướng với nhau làm cơ sở cho việc đo đường chuyền cấp 1 và cấp 2 trong khu vực cần nghiên cứu.

BVTC Bảng 3.2: Toạ độ mốc QG và lưới điểm GPS

Tên mốc Vị trí Toạ độ (m)

X Y Z

861412 Làng KonSơLăng 1577612,978 456518,640 558,361

861414 Làng Mor 1570556,381 454083,457 618,908

Mốc II01 Khu vực công

trình 1574946,028 457666,751 598,529

Mốc II08 nt 1571449,992 457438,836 613,743

Mốc II05 nt 1572498,359 458035,836 590,235

Mốc II02 nt 1574504,309 457294,531 577,043

Mốc II06 nt 1572136,483 458052,508 575,718

Mốc II04 nt 1573512,787 457715,870 586,954

Mốc II07 nt 1571215,968 457902,972 592,494

Mốc II03 nt 1573718,384 457770,571 580,472

b. Đường chuyền cấp 1

- Sử dụng kết quả đo giai đoạn trước

Ở giai đoạn khảo sát phục vụ lập DAĐTXD đã tiến hành đo nối đường truyền cấp 1 tại khu vực lòng hồ phục vụ công tác đo bình đồ với số lượng 08 điểm mốc đủ phục vụ công tác xác định phạm vi ngập lụt ở giai đoạn khảo sát phục vụ TKKT.

- Đo bổ sung giai đoạn TKKT

- Theo yêu cầu khảo sát phục vụ bước TKKT cần đo đường chuyền cấp 1 tại khu vực công trình đầu mối, khu nhà quản lý vận hành và khu dự kiến khai thác vật liệu đất đắp với số lượng trong đề cương là 02 điểm.

- Thực tế khảo sát: Xuất phát từ 2 điểm lưới GPS (II.1 và II.2) tiến hành đo các điểm đường chuyền cấp 1 tại khu vực công trình đầu mối, khu vực dự kiến xây dựng nhà quản lý vận hành, khu vực hạ lưu suối và khu vực dự kiến khai thác vật liệu đất đắpvới số lượng 06 điểm đường chuyền: KT9A, KT10, KT10A, KT12, KT14A, D01.

- Phương pháp đo: Dùng máy toàn đạc điện tử PenTak (do Nhật Bản sản xuất) độ chính xác 5” với gương sào có giá đỡ, máy được kiểm nghiệm trước khi đo để đảm bảo các thông số kỹ thuật đạt yêu cầu. Xuất phát từ 2 điểm GPS là II.1 và II.2 (điạ chính cấp II) tiến hành đo 07 điểm đường chuyền cấp 1 nằm tại khu vực công trình đầu mối. hạ lưu suối, khu vực dự kiến D nhà quản lý vận hành, bãi vật liệu đất đắp.

Sau khi đo số liệu được tính toán bình sai hiệu chỉnh trên phần mềm TOPO, kết quả tính toán được thể hiện ở bảng dưới đây.

Các điểm lưới được chôn bằng mốc Bê tông kích thước 20cm x 20 cm chôn sâu vào đất 40cm, mặt mốc bằng cao độ mặt đất, các mốc được đánh số có sơ đồ chỉ dẫn để lưu giữ lâu dài.

Bảng 3.3: Kết quả đo lưới đường chuyền cấp 1

BVTC

STT Tên mốc Tọa độ VN2000

Ghi chú

X (m) Y (m) Z(m)

Mốc II.1 (1J) 1574946.0280 457666.7510 598.292 (mốc GPS)

1 KT9A 1574984.8852 457598.0410 596,630

2 KT10 1575226.8260 457496.1510 590,980

3 KT10A 1575060.7162 457252.1610 573,670

4 KT12 1574922.7860 456870.1599 579,240

5 KT14A 1574701.2700 456959.5451 556,330

6 D01 1574505.4533 457207.3394 577,640

Mốc II.2 (2J) 1574504.3090 457294.5210 576.732 (mốc GPS) c. Đường chuyền cấp 2

Theo yêu cầu của đề cương khảo sát giai đoạn TKKT không thực hiện đo đường truyền cấp 2. Xuất phát từ hực tế công tác khảo sát đơn vị Tư vấn khảo sát thấy cần thiết lập đường chuyền cấp 2 có một số vị trí cần thiết tại khu vực công trình đầu mối (điểm đầu đập phải, các vị trí mốc cao độ) nên Tư vấn khảo sát thực hiện một số điểm đường chuyền

Sau khi có hệ thống lưới điểm đường chuyền cấp 1 ta tiến hành đo lưới điểm đường chuyền cấp 2. Đường chuyền cấp 2 được đo nối trong khu vực dự án, xuất phát từ điểm lưới GPS (II.1) tiến hành đo các điểm đường chuyền cấp 2 gồm: KT9, KT8, KT8A, CT12, CT11, CT15 rồi đo khép về đường chuyền cấp 1 (D01). Với số điểm đường chuyền là 06 điểm.

Phương pháp đo: Dùng máy toàn đạc điện tử PenTak (do Nhật Bản sản xuất) độ chính xác 5” với gương sào có giá đỡ, máy được kiểm nghiệm trước khi đo để đảm bảo các thông số kỹ thuật đạt yêu cầu.

Bảng 3.4: Kết quả đo đường chuyền cấp 2 khu vực công trình đầu mối:

STT Tên mốc Tọa độ (m) – VN2000 Ghi chú

X Y Z

Mốc II.1 (1J) 1574946.0280 457666.7510 598.292 (mốc GPS)

1 KT9 1574937.9371 457527.8074 590,520

2 Mốc KT8 1574898.7212 457208.1368 573,130 Mốc thủy chuẩn 3 Mốc KT8A 1574862.4839 457166.4938 571,760 Mốc thủy chuẩn 4 Mốc CT12 1574782.6810 457187.6640 556,070 Mốc thủy chuẩn 5 Mốc CT11 1574732.8184 457203.7342 558,804

6 Mốc CT15 1574615.5853 457153.7976 567,550

Mốc D01 1574505.4533 457207.3394 577,640 Mốc ĐC cấp 1 d. Độ chính xác của lưới

Theo quy phạm đo vẽ bản đồ số 96TCN 43-90 do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước ban hành:

- Sai số trung phương khi đo góc: 5-10.

- Sai số trung phương đo cạnh: 1/10.000.

Kết quả đo lưới qua tính toán kiểm tra đạt yêu cầu.

1.3.3. Lưới khống chế cao độ a. Cấp khống chế

BVTC - Lưới thủy chuẩn hạng III: Khu vực Dự án đã có mốc Quốc gia hạng III nên chỉ cần đo lưới thủy chuẩn hạng III từ mốc Quốc gia vào hai mốc tại khu vực đầu tuyến và khu vực cuối tuyến.

- Lưới thủy chuẩn kỹ thuật: Khống chế cao độ cho các trạm máy đo bình đồ, các điểm khoan đào điạ chất, các điểm cắt dọc tuyến.

b. Khối lượng đo lưới cao độ

- Đã thực hiện giai đoạn DAĐTXD:

+ Thủy chuẩn hạng 4: 4km (đo cho các điểm lưới đường chuyền cấp 1 và cấp 2)

+ Thủy chuẩn kỹ thuật: 10km đo cho các điểm đứng máy và mặt cắt dọc ngang: đập, tuyến áp lực, cắt ngang suối, mặt cắt dọc đường thi công.

- Thực hiện giai đoạn TKKT: Trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công này cần bổ sung khống chế cao độ như sau:

+ Thủy chuẩn hạng III: dài 13.000m

Đo nối từ mốc Quốc gia 861414 tại làng Mor vào đến điểm mốc II8 (Mốc GPS) khu vực làng Hde dài 5.000m.

Đo nối từ mốc Quốc gia 861412 tại khu vực UBND xã Hà Tây đến mốc II.8 tại làng Hde dài 8.000m.

+ Thủy chuẩn kỹ thuật:

Đo cho các điểm đứng máy đo vẽ bình đồ bổ sung, các điểm khoan đào điạ chất, với khối lượng đo 2Km.

- Phương pháp đo và khối lượng thực hiện:

+ Đo thủy chuẩn hạng III: Theo quy phạm thủy chuẩn hạng III đo nối từ mốc Quốc gia vào các điểm lưới từ đường chuyền cấp 2 trở lên. Từ thực tế điạ hình vùng dự án cần đo nối hai mốc Quốc gia 861412 và 861414.

Đo vòng 1: Xuất phát mốc Quốc gia 861412 vào mốc II.8 tại làng Hde khu vực lòng hồ dài 8 km

Đo vòng 2: Xuất phát từ mốc Quốc gia 861414 tại làng Mor đo nối vào mốc II.8 tại làng Hde với chiều dài 5km.

(Chi tiết kết quả đo thủy chuẩn hạng III xem tập “Điều kiện địa hình, địa chất”)

c. Độ chính xác cuả lưới độ cao - Thủy chuẩn hạng III.

+Thực hiện đo với khoảng cách đo từ mia đến máy tối đa 50m + Sai số khép cuả lưới hạng III: fh ≤ +10mm √L

Trong đó L= 13km là chiều dài tuyến đo (khoảng cách hai mốc Quốc gia G.III 861412 & G.III 861414 )

Sai số cho phép của tuyến đừơng thủy chuẩn hạng III dài 13km là:

fh ≤ + 10mm √10 ≤ 36mm

BVTC Sai số trạm đo đo là 20mm

Như vậy kết quả đo đạc thủy chuẩn hạng III ở trên có sai số trạm đo lớn nhất 20mm, sai số khép tại mốc II.8 đo từ hai mốc Quốc gia G.III 861412 & G.III 861414 vào có sai số khép tại điểm II.8 (584.159m-584-584.135m=0.024m= 24mm so sánh với quy phạm đạt yêu cầu.

- Thủy chuẩn kỹ thuật:

+Thực hiện đo với khoảng cách đo từ mia đến máy tối đa 100m + Sai số khép cuả lưới hạng III: fh ≤ +50mm √L

Trong đó L= 2km là chiều dài tuyến đo.

Sai số cho phép của tuyến đừơng thủy chuẩn kỹ thuật dài 02km là:

fh ≤ + 50mm √2 ≤ 51mm Sai số trạm đo đo là 30mm

Như vậy kết quả đo đạc thủy chuẩn kỹ thuật có sai số trạm đo lớn nhất 25mm so sánh với quy phạm đạt yêu cầu.

1.3.4. Đo vẽ bình đồ

Đặc trưng của công trình là khu vực tuyến công trình đầu mối, cửa nhận nước, nhà máy nằm cùng một khu vực; Diện tích đo vẽ phải bố trí đủ các phương án. Tỷ lệ bình đồ phụ thuộc vào cấp công trình và độ dốc địa hình tại khu vực đầu mối. Khi công trình cấp III, độ dốc địa hình lớn hơn 10o thì đo vẽ bản đồ địa hình hiện trạng tỷ lệ 1:500, chênh cao đường đồng mức là 0,5m.

a. Đã đo vẽ

Trong giai đoạn lập dự án đầu tư đã tiến hành khảo sát bình đồ khu vực công trình tỷ lệ 1:500 đường đồng mức 0,5m với diện tích là 30ha.

b. Thực hiện đo vẽ bổ sung

Trong giai đoạn lập thiết kế bản vẽ thi công để bố trí đủ công trình và phương án thi công phải khảo sát bổ sung thêm :

- Đo vẽ bình đồ trên cạn khu vực công trình đầu mối tuyến chọn gồm cả bãi vật liệu đất đắp đập, đo nối dài khu vực hạ lưu dòng chảy sau NMTD khoảng 400m với diện tích 15,2ha, tỉ lệ 1:500 khoảng cao đều 0,5m.

- Đo vẽ bình đồ dưới nước đoạn sông từ vị trí cách tuyến đập chọn về thượng lưu dài 200m, đo về sau khu vực NMTĐ dự kiến 400m, Tỷ lệ bình đồ là 1:500, đường đồng mức 0,5m. với diện tích 3ha.

Phương pháp thực hiện: Từ kết quả đo lưới đường chuyền cấp II tiến hành đo vẽ bình đồ chi tiết các khu vực cần bổ sung; Dùng máy toàn đạc điện tử PenTak (do Nhật Bản sản xuất) độ chính xác 5” với gương sào có giá đỡ, máy được kiểm nghiệm trước khi đo để đảm bảo các thông số kỹ thuật đạt yêu cầu. Xuất phát từ các điểm mốc GPS, đường chuyền cấp 1, cấp 2 tiến hành đo bình đồ khu vực công trình cần bổ sung với tỉ lệ 1:500 khoảng cao đều 0,5m; Các điểm đứng máy đo bình đồ được truyền dẫn cao độ từ các điểm lưới bằng thủy chuẩn kỹ thuật, cao độ các điểm mia là cao độ lượng giác; Khoảng cách đo từ máy đến mia và dộ dày điểm trên 1dm2 bản đồ thực hiện đúng quy phạm đo vẽ bản đồ điạ hình số 96TCN43-90. Kết quả đo vẽ được tính toán, bình sai, vẽ đường đồng mức trên phần mềm TOPOvà xuất bản dưới dạng

BVTCbản vẽ in và File trong Autocard.

Kết quả đo vẽ: Được thể hiện trên bản vẽ bình đồ khu vực công trình đầu mối, khu phụ trợ và khu vực bãi vật liệu đất đắp.

1.3.5. Đo vẽ mặt cắt dọc, ngang

- Khối lượng thực hiện đo vẽ mặt cắt dọc, ngang:

Theo quy định cắt dọc vùng tuyến vẽ theo tỉ lệ bình đồ đo vẽ tuyến.

+ Đo cắt dọc đập, cắt dọc tuyến áp lực, cắt dọc suối hạ lưu sau NMTĐ 400m với khối lượng 1300m. Tỉ lệ đo vẽ đứng 1:500; ngang 1:200.

+ Đo vẽ cắt ngang đập, tuyến áp lực, nhà máy thủy điện, kênh xả hạ lưu và cắt ngang suối, tỉ lệ đo vẽ 1:500 & 1:200 với khối lượng 2542m.

+ Phương pháp thực hiện: Sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo mặt cắt dọc, từ các mốc đường chuyền cấp II tiến hành dẫn toạ độ và dùng máy thủy chuẩn để dẫn cao độ vào vị trí tuyến của hạng mục cần đo trên cơ sở bình đồ đã có, các cọc đo mặt cắt dọc được bố trí theo vị trí tim tuyến với khoảng cách 15 ÷ 30m theo yêu cầu đo mặt cắt ngang. Cắt ngang được đo xuất phát từ các điểm cọc trên cắt dọc theo hướng vuông góc với cắt dọc và khoảng cách điểm cần đo từ 10 ÷ 20m tùy thuộc vào điạ hình tại mặt cắt. Kết quả đo được tính toán vẽ trên hệ Autocard với tỉ lệ chọn trước.

1.3.6. Khảo sát khu vực lòng hồ

a. Đã thực hiện giai đoạn DAĐTXD

Tại giai đoạn lập dự án đầu tư đã khảo sát đo vẽ lòng hồ với tỷ lệ 1:5000 đường đồng mức 2m để làm cơ sở tính toán thủy văn hồ chứa.

b. Thực hiện giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công (TKKT)

Khảo sát phục vụ TKKT cần tiến hành cắm mốc xác định vùng ngập lụt vòng quanh lòng hồ theo cao độ mực nước lũ 572,00m.

+ Khối lượng khảo sát cắm mốc theo cao độ ngập lụt được xác định theo tiêu chuẩn 186TCN cắm mốc bê tông kích thước 15x15x60cm (các mốc chính) và cọc gỗ với các mốc phụ. Chôn sâu trong đất 30cm và đầu mốc sơn đỏ. Sử dụng lưới đường chuyền cấp 2 để cắm mốc.

+ Theo tiêu chuẩn 14TCN 116-1999 khoảng cách giữa các điểm đường truyền cấp 2 là 300m, trên thực tế mốc ranh công trình cần thiết phải cắm dày từ 100 ÷ 300m tuỳ theo thực tế điạ hình và yêu cầu cuả công việc đo vẽ giải thửa phục vụ tính toán đền bù giải toả cần bố trí trung bình 250m có 1 điểm mốc ranh công trình bằng đường chuyền và mốc phụ tăng dày.

+ Phương pháp thực hiện: Từ kết quả đo đạc đường chuyền GPS, đường chuyền cấp I và đường chuyền cấp 2 giai đoạn khảo sát phục vụ lập DAĐTXD ta sử dụng phương pháp đo đường chuyền cấp 2 để xác định toạ độ và cao độ các mốc ranh công trình toàn bộ khu vực lòng hồ theo cao trình ngập lụt 572m bằng máy toàn đạc điện tử (sử dụng cao độ lượng giác) không sử dụng thủy chuẩn kỹ thuật để giảm chi phí.

Khối lượng mốc

+ Mốc chính: Chu vi cắm mốc ngập lụt dài 23km. Vậy số điểm mốc chính (đường chuyền cấp 2) là: 90 mốc. Trên thực điạ mốc chính là có khoảng cách từ 50-

BVTC500m và cao độ đa số các mốc trong phạm vi giải toả, một số vị trí mốc cao hơn cao độ giải toả (các vị trí là mốc đường chuyền trung gian để đo các mốc giải toả). Các mốc chính được chôn bằng bê tông kích thước 15x15cm chôn sâu 60cm dưới mặt đất có đánh số hiệu mốc tại hiện trường.

+ Mốc phụ: mốc phụ được bố trí tăng dày sau khi có hệ thống mốc chính.

Phương pháp đo mốc phụ tương tự đo các mốc chính, từ kết quả đo các mốc chính ta sử dụng máy toàn đạc điện tử xác định các mốc phụ tăng dày giữa các mốc chính với cao độ 572m. Số lượng mốc phụ thực tế đo đạc là 106 mốc được sử dụng cọc gỗ 4x4x30 cm.

- Phát tuyến phục vụ đo ranh (ngập lụt lòng hồ) công trình: Với dài 23km tính chỉ 70% diện tích có rừng , rừng loại III (Rừng cây đã khai thác, cây con, dây leo chiếm 1/3 diện tích, cứ 100m2 có 30 cây đường kính 5 ÷ 10cm ) với cây tiêu chuẩn <5 cây /100m2 thì cần 2,77 công cho 100m2. Khối lượng cần phát tuyến là 70% x 23.000 x 1/3= 5.367m; Diện tích cần phát là: 5367m x 2m = 10.734m2; Định mức công 2,77 công bậc 3/7 cho 100m2; Số công cần huy động là 10.734m2/100m2 x 2,77công=

297,33công.

(Chi tiết kết qủa đo mốc ranh ngập lụt lòng hồ xem tập “Điều kiện địa hình, địa chất”).

1.3.7. Xác định cắm ranh công trình khu đầu mối, khu phụ trợ, mỏ đất đắp

Xác định mốc ranh công trình bằng đường chuyền cấp 2 với mốc bê tông được chôn vào đất với khối lượng: 17 mốc

- Ranh khu vực nhà điều hành: 06 mốc - Ranh khu mỏ vật liệu đất đắp: 05 mốc

- Ranh khu vực công trình đầu mối & NMTĐ: 06 mốc (được xác định sau khi có thiết kế kỹ thuật)

Bảng 3.5: Kết quả đo cắm ranh công trình khu vực nhà điều hành, mỏ đất đắp

STT TÊN MỐC TOẠ ĐỘ (m) – VN2000 GHI CHÚ

X Y Z

I Khu vực nhà điều hành

1 M1 1575339.6051 457490.9690 587.690 2 M3 1575319.4990 457690.3694 599.420 3 M3B 1575144.8912 457675.4760 582.790 4 K5A 1575136.4950 457521.7108 578.852 5 K6A 1575250.9511 457450.2732 587.810 6 K7A 1575258.7323 457479.0339 590.400 II Mỏ vật liệu đất đắp

Mốc II.2 1574504.3090 457294.5210 576.732 1 VL3A 1574499.6798 457014.1210 575.000 2 VL8A 1574458.3552 456900.5154 569.495 3 VL9A 1574368.4665 456970.3590 581.820 4 VL10A 1574371.1391 457082.2736 587.430 5 VL15 1574393.3250 457290.4980 580.950 1.3.8. Xác định toạ độ, hố khoan đào địa chất

BVTC Xác định toạ độ hố khoan, hố đào bằng đường chuyền cấp 2; trên cơ sở lưới đường chuyền tại khu vực công trình đầu mối ta tiến hành xác định vị trí các hố khoan đào địa chất , dùng máy toàn đạc điện tử để xác định theo toạ độ cho trước và toạ độ xác định mới.

Khối lượng vị trí hố khoan đào cần xác định là 30 vị trí. Các vị trí hố khoan đào địa chất được đóng cọc gỗ 4x4x20 cm.

(Kết quả đo toạ độ hố khoan, đào địa chất xem tập “Điều kiện địa hình, địa chất”).

II. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Thuyết minh bản vẽ thi công công trình thủy điện (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w