NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Một phần của tài liệu Thuyết minh bản vẽ thi công công trình thủy điện (Trang 142)

1.1. Điều kiện tự nhiên

Công trình thuỷ điện Hà Tây dự kiến xây dựng trên suối Đăk Pơ Tang là một nhánh suối lớn thượng nguồn của sông Đabla và là thượng nguồn của sông Sê San. Công trình dự kiến xây dựng tại khu vực lâm trường Hà Tây, xã Hà Tây, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, cách thị xã Kon Tum khoảng 20km về phía Bắc và cách hồ thuỷ điện Ialy 28km và cách thành phố Pleiku khoảng 50km về phía Nam. Vị trí địa lý của công trình như sau:

108o07’20’’ kinh độ đông 14o14’45’’ vĩ độ bắc

Suối Đăk Pơ Tang là nhánh suối cấp I của sông Đăk Bla thượng nguồn của thuỷ điện Ialy. Suối Đăk Pơ Tang được bắt nguồn từ cao nguyên có độ cao trung bình 800m của xã Đăk Sơ Mei và rừng thượng nguồn phòng hộ và đặc dụng Bắc Plei Ku thượng nguồn vùng cao nguyên có độ cao từ (700÷1000)m là nơi tập trung của rất nhiều nhánh suối nhỏ Ia Lao, Ia Khum, Ia Mê, Đak Blan, Đăk Kơ roi,… Từ thượng nguồn về tuyến công trình chảy theo hướng Bắc nam rồi từ tuyến công trình đến cửa sông dòng chính ĐăkBla rồi nhập vào hồ Ialy. Trên dòng chính suối Đăk Pơ Tang từ thượng nguồn đến cửa sông có chiều dài khoảng 50km có độ chênh địa hình khoảng 200m độ dốc địa hình trung bình 2,5%÷4,0% hai bên là sườn núi dốc có thể bố trí một số bậc thang thuỷ điện.

Chiều dài suối chính tính đến vị trí nhập lưu với sông Đăk Bla khoảng 55km, tổng diện tích lưu vực tính đến cửa ra của suối khoảng 850km2, vị trí nhập lưu với sông Đăk Bla có cao độ khoảng 400m, độ dốc trung bình lòng suối khoảng 2,0%; bề rộng trung bình lưu vực là 12km.

Phía thượng nguồn, độ dốc trung bình lòng suối khoảng 2,5% tạo nên nhiều thác nước cao liên tiếp, bề rộng trung bình lưu vực khoảng 5,7km. Địa hình hai bên bờ suối rất dốc khó khăn cho việc xây dựng các hồ chứa nước. Đoạn đầu suối này có nguồn trữ năng khá lớn do nhiều thác ghềnh hình thành ở dòng chảy, lòng suối uốn lượn tạo nên độ chênh cột nước lớn.

1.2. Đặc điểm thi công công trình

Là công trình thủy điện kiểu sau đập. Mặt bằng thi công tập trung, công tác hố móng và xây dựng khá phức tạp, Quá trình thi công phải phân khu bờ trái, bờ phải riêng biệt.

1.3. Hệ thống đường giao thông

Công trình thuỷ điện Hà Tây được xây dựng trên lâm trường Hà Tây, vì vậy sẽ tận dụng tuyến đường vào lâm trường để mở hệ thống đường vận hành và đường thi công công trình.

Để lưu thông 2 bờ, cần đắp ngầm thi công với hệ thống cống phía dưới, bề mặt ngầm rộng 5m dài 40m. Từ ngầm thi công mở đường tới mỏ vật liệu, đường vào thi công các hạng mục bờ trái.

BVTC

Đường nội bộ trong công trường có tổng chiều dài khoảng 3,5km phải làm mới, mặt đường tuỳ thuộc vào nhiệm vụ và hiệu quả kinh tế, vì vậy sẽ có 02 kết cấu mặt đường. Đường chỉ phục vụ thi công có chiều dài khoảng 2,5km, có kết cấu đơn giản, lớp móng bằng đá hộc hoặc đá hỗn hợp hợp dày 20÷30cm và 1 lớp đá dăm dày 8÷10cm được lu lèn kỹ. Đường thi công và vận hành có tổng chiều dài khoảng 1,0 km, lớp mặt được láng nhựa 2,5cm, tiếp đến là cấp phối đá dăm L1 có chiều dày 12 cm, cuối cùng là lớp đá hộc 30cm.

1.4. Vật liệu xây dựng

Để xây dựng Nhà máy thủy điện Hà Tây cần có một khối lượng vật liệu tự nhiên như sau:

Đá dăm: 40.300 m3 Cát: 25.850 m3 Đất đồng chất: 130.000m3

1.4.1. Mỏ đất

Trong giai đoạn khảo sát thiết kế bản vẽ thi công đã tìm kiếm và khoanh vùng mỏ vật liệu. Sau khi thí nghiệm phân tích thành phần của đất dự kiến sẽ đưa sử dụng với chất lượng và trữ lượng đạt yêu cầu kỹ thuật thiết kế đề ra.

- Yêu cầu: Đảm bảo trữ lượng, đạt yêu cầu chất lượng, gần đập và đền bù giải tỏa dễ dàng.

- Vị trí: Mỏ đất được khảo sát tại khu vực đồi 586m lệch về hạ lưu, khu vực này hiện nay là đất trống có diện tích lớn, chiều sâu khai thác tới 4m. Từ kết quả phân tích mẫu đất chất lượng tốt có thể dùng làm vật liệu đắp đập.

- Diện tích: Lấy đỉnh đồi 586m làm tâm có chiều rộng theo hướng Nam Bắc là 120m x chiều dài theo thung lũng Đông Tây là 340m có S = 340m x 120m = 40.800m2 (4,8ha).

- Nguồn gốc đất đắp: Lớp phủ bở rời đệ tứ (edQ) á sét bột pha cát lẫn dăm sạn màu nâu đỏ dày 4,0m ÷ 5,0m tương ứng với chiều sâu khai thác trung bình 4,50m.

- Chất lượng: Đạt yêu cầu (xem báo cáo địa chất) - Khối lượng đất bóc bỏ thuộc lớp thổ nhưỡng (dQIV)

40.800m2 x 0,5 m (sâu) = 20.400m3 - Khối lượng đất đắp (edQI-III)

40.800m2 x 4,5m (sâu) = 183.600m3

- Đất sét: Trong khu vực công trình đầu mối và lòng hồ không có mỏ sét. Qua khảo sát tại khu vực ngã ba xã Đăksơmer vào xã Hà Tây có khu vực mỏ sét chất lượng tốt hiện nhân dân đang khai thác sét sản xuất gạch xây dựng. Mỏ này có trữ lượng lớn có thể cung cấp cho công trình để thi công đất đắp lõi đập. Cự ly vận chuyển khoảng 12km.

1.4.2. Mỏ cát

- Yêu cầu: Đủ trữ lượng, chất lượng và gần công trình - Vị trí có hai mỏ gồm:

BVTC

+ Mỏ một ở đáy suối nhánh bờ trái tại vị trí ngã ba chảy vào suối lớn từ cao trình 548÷560m thuộc lớp 2a1/aQII–III, bồi tích cát lòng sông cổ thêm bậc II dày 5÷6m. Chất lượng cát mỏ là rất tốt chủ yếu là cát thạch anh hạt mịn đến trung, hai mỏ đều có điều kiện khai thác thuận lợi và trữ lượng lớn.

+ Mỏ hai: Tại suối IaTơWer nằm gần UBND xã Hà Tây (cách UB xã khoảng 2÷3km về phía đường nối ra tỉnh lộ 670), cách công trình 6÷7km, trữ lượng lớn, chất lượng tối. Khu vực này hiện đang khai thác cát thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.3. Mỏ đá

Trong quá trình khảo sát có tìm thấy hai vị trí có đá xây dựng:

- Vị trí đồi phía nam lưu suối (cạnh đường vào tuyến công trình) cách tuyến 2km có vị trí mỏ đá mạch, đơn vị khảo sát đã khoan 03 lỗ sâu 5÷7m nhưng toàn bộ là đá phong hoá không sử dụng được.

- Vị trí mỏ đá xây dựng tại suối IaTơWer cách UBND xã Hà tây 2km theo đường nối ra tỉnh lộ 67 (cách công trình 6km). Mỏ đá này nằm sâu dưới lòng suối nên khó khai thác.

Như vậy điều kiện tại khu vực gần công trình không có mỏ đá xây dựng nên phải mua đá từ ngoài thị trấn huyện Chư Pah cách công trình 40km.

1.4.4. Các vật liệu xây dựng khác

Xi măng, sắt thép và các loại vật tư kỹ thuật khác có thể cung ứng từ các cơ sở cung cấp vật liệu của tỉnh Gia Lai. Vật liệu tre, gỗ được cung ứng tại chỗ.

Bảng 7.1: Nhu cầu vật liệu chính

TT Loại vật liệu Đơn vị Khối lượng

1 Đá hộc m3 9.000 2 Đá dăm các loại m3 35.200 3 Cát vàng m3 18.500 4 Xi măng PC30 Tấn 15.500 5 Đất đắp đập đồng chất m3 130.000 6 Thép tròn Tấn 1.130 7 Thép hình Tấn 30

1.5. Nguồn năng lượng

1.5.1. Điện năng

Công trình xây dựng được chia thành hai khu vực chính: khu bờ trái và khu bờ phải

- Điện thi công khu vực bờ trái được dẫn từ trạm biến áp đặt bên bờ phải theo đường dây 0,4kV vào khu vực thi công.

Khu bờ phải được xây dựng quy mô bao gồm khu kho xưởng, trạm nghiền sàng, trạm trộn bê tông... Tại khu vực này có lắp đặt một trạm biến áp 35/0,4kV phục vụ cho thi công công trình.

- Đường dây bờ phải cung cấp điện cho khu nhà máy được thiết kế ở điện áp 35kV. Trong quá trình cung cấp điện thi công nhà máy đường dây này vận hành ở

BVTC

điện áp 0,4 kV.

1.5.2. Xăng, dầu

Có thể cung ứng từ các cơ sở của địa phương, bố trí 1 trạm xăng dầu bên bờ phải.

1.6. Cấp nước sinh hoạt và kỹ thuật

Nước cho trạm bê tông được lấy từ suối Đăk Pơ Tang bằng các trạm bơm. Nước dùng cho sinh hoạt sử dụng nước giếng khoan theo đường ống đến từng cụm dân cư.

1.7. Tổ chức bộ máy quản lý và xây dựng công trường

Để làm chức năng quản lý xây dựng theo đúng các quy định của Nhà nước cần tổ chức 01 Ban quản lý xây dựng. Ban Quản lý xây dựng có chức năng quản lý vốn, quản lý kỹ thuật, quản lý tiến độ và làm công tác chuẩn bị sản xuất sau này. Các cơ sở phụ trợ không cần xây dựng nhiều. Tại công trường chỉ cần xây dựng một số kho, trạm gia công, nhà điều hành và nhà ở công nhân. Các công trình không cần xây dựng kiên cố trừ một số công trình phục vụ vận hành sau này như nhà quản lý vận hành, nhà ở cán bộ công nhân viên, nhà bảo vệ.

Một phần của tài liệu Thuyết minh bản vẽ thi công công trình thủy điện (Trang 142)