DÒNG CHẢY RẮN

Một phần của tài liệu Thuyết minh bản vẽ thi công công trình thủy điện (Trang 33)

Lưu vực Hà Tây chưa có trạm quan trắc về dòng chảy bùn cát việc tính toán dòng chảy bùn cát tuyến công trình dựa vào số liệu quan trắc của các trạm trong khu vực như sau: Trạm Kon Tum có ρ = 92,1 (g/m3), Giang Sơn ρ = 40,5 (g/m3), Cầu 14 ρ

= 37,8 (g/m3), Bản Đôn ρ = 52,5 (g/m3), Đồng thời đối chiếu với các công trình đã được tính toán cho hồ chứa như Sông Hinh, Sông Ba. Từ đó tính được độ đục phù sa lơ lửng tuyến công trình Hà Tây lấy trung bình của các trạm trên xác định được ρ = 58,5 (g/m3)

Trong giai đoạn này đối với tuyến công trình đã chọn tỷ lệ tổng lượng phù sa di đẩy so với tổng lượng phù sa lơ lửng là 30% và tỷ trọng của phù sa lơ lửng là 0,8 tấn/m3, của phù sa di đẩy bằng 1,45 tấn/m3. Kết quả tính toán cụ thể được thể hiện trong bảng 2.34 sau đây:

Bảng 2.34: Dòng chảy phù sa vào hồ Hà Tây

Đặc trưng Đơn vị Giá trị

Diện tích lưu vực km2 675 Lưu lượng Qo m3/s 22,55 Hàm lượng lơ lửng g/m3 58,5 Hàm lượng di dẩy g/m3 23,4 Dung trọng lơ lửng T/m3 0,8 Dung trọng di đẩy T/m3 1,45

KL lơ lửng lắng đọng trong 1 năm T/năm 4160 KL di đẩy lắng đọng trong 1 năm T/năm 13312 TT lơ lửng lắng đọng trogn 1 năm m3/năm 5200 TT di đẩy lắng đọng trong 1 năm m3/năm 9181 Tổng thể tích lắng đọng trong 1 năm m3/năm 14381 Tổng thể tích lắng đọn sau 75 năm m3 1078591

Thể tích lắng đọng tại hồ m3 107859

Bồi lắng hồ chứa: Hồ chứa thủy điện Hà Tây là hồ điều tiết ngày, lượng bùn cát đến hồ tập trung chủ yếu vào mùa lũ. Do lưu vực Hà Tây không có số liệu đo đạc, dự báo về bùn cát nên trong giai đoạn thiết kế này chấp nhận giả thuyết lượng bùn cát lắng đọng lại hồ gồm 40% lượng bùn cát di đẩy, Kết quả tính toán cho thấy thể tích

BVTC

phù sa bồi lắng trong năm đầu là: 1,42.103m3. Tỷ lệ phù sa lắng đọng giảm dần theo thời gian vận hành, ước tính sau 75 năm vận hành dung tích bồi lắng khoảng 108.103m3 tương ứng với cao trình bùn cát: Zbc= 558,1(m).

Một phần của tài liệu Thuyết minh bản vẽ thi công công trình thủy điện (Trang 33)