III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3.3 Nhận xét chung
Cùng với những chiến lược, chính sách marketing thì công ty ngày càng mở
rộng thị trường tiêu thụ tại các tỉnh thành miền Bắc. Chiến lược mở rộng thị trường của công ty vẫn tập trung vào phát triển thị trường cũ và mở rộng thêm thị trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 mới. Chiến lược của công ty vẫn tập trung vào đoạn thị trường có thu nhập cao và trung bình vì các sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nên giá cả
của sản phẩm của công ty hơi cao so với các sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tình hình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thực hiện chiến lược mở rộng thị
trường của công ty, đề tài rút ra được một số kết quả đạt được và nguyên nhân tồn tại, hạn chế.
• Kết quảđạt được
Công ty đã xây dựng một hệ thống tiêu thụ khá lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Với mạng lưới tiêu thụ ngày càng mở rộng công ty đã xây được một cấu trúc kênh tiêu thụ gián tiếp sử dụng nhiều trung gian. Các thành viên trong kênh hoạt động có hiệu quả làm cho sản lượng tiêu thụ của công ty trong những năm gần
đây luôn giữđược sựổn định cần thiết. Các sản phẩm của công ty đều có chỗđứng khá vững chắc trên thị trường. Công ty đã có những chiến lược phù hợp để phục vụ
cho nhu cầu thị trường, đặc biệt là chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu. Công ty cũng đang tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ mới nhằm khai thác có hiệu quả hơn thế mạnh của mình và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Công ty chủ yếu cung ứng cho thị trường các sản phẩm có chất lượng cao hướng vào phía khách hàng có thu nhập ổn định. Đây được xem là chính sách khá khôn ngoan, một mặt có thể phát huy thế mạnh về kinh nghiệm và công nghệ sản xuất so với đối thủ cạnh tranh để sản xuất những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao, mặt khác tránh sựđối đầu trực tiếp với các công ty mới tham gia thị trường.
Song song với việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại của các hãng danh tiếng trên thế giới, công ty rất chú trọng đến công tác sử dụng lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Công ty thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động, đồng thời tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hợp tác đào tạo với các trường đại học trong và ngoài nước… nhằm không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động trong thời kỳđổi mới.
Giá bán sản phẩm tương đối phù hợp với khả năng chi tiêu của khách hàng. Giá bán của công ty trong thời gian qua đã thu hút được cả người sử dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 và người tham gia kinh doanh sản phẩm của công ty nhất là trong năm 2012 và
đầu năm 2013.
Công ty có quy trình xuất bán sản phẩm tương đối hợp lý tạo điều kiện cho khách hàng mua sản phẩm được nhanh chóng thuận lợi, đảm bảo chất lượng, thời gian.
• Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty vẫn còn một số tồn tại như sau:
Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chưa tạo ra một chiến lược cụ
thể, lực lượng đảm nhận công tác này còn thiếu và yếu. Hoạt động này còn chưa bài bản do công ty chưa có phòng nghiên cứu thị trường mà mọi hoạt động nghiên cứu thị trường đều giao cho phòng marketing đảm nhiệm, không rõ ràng dẫn đến phòng marketing chưa thực sự làm tốt công tác dựđoán, dự báo, tham mưu cho lãnh đạo, chưa có phương án điều chỉnh chiến lược cho hoạt động tiêu thụ của công ty.
Việc nắm bắt thông tin về thị trường chưa được chính xác, lượng thông tin thu thập được chủ yếu là thông tin thứ cấp. Do đó công ty thường chưa đưa ra được các dự báo mang tính đón đầu.
Khu vực tiêu thụ sản phẩm của công ty một số thị trường trọng điểm như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng khả năng tiêu thụ sản phẩm có phần chững lại, thậm chí là giảm xuống nhưng lại tăng lên ở một số thị trường khác. Điều này cho thấy sản phẩm của công ty phân bố không đều, tập trung quá lớn ở các vùng trọng điểm, chưa phân bố ra các vùng có tiềm năng.
Sự kích thích tiêu thụ không được tốt làm cho sản lượng tiêu thụ một số mặt ngày càng giảm đi. Việc đưa sản phẩm đi tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn. Đối với quy mô và phạm vi của công ty thì những gì công ty đã đạt được là chưa xứng tầm với điều kiện của công ty.
Công tác quảng cáo chưa được thường xuyên, liên tục, chưa mang tính chuyên nghiệp. Tiềm lực tài chính còn hạn chế, chưa tập trung quảng bá được vào các giải thể thao lớn, còn bỏ lỡ nhiều cơ hội để quảng cáo tuyên truyền cho sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 phẩm và còn thụ động bỏ lỡ nhiều cơ hội trong công tác tiêu thụ. Sản phẩm cửa Austdoor tiêu thụổn định nhưng chưa bứt phá trên thị trường.
Trong các vùng thị trường của công ty, sự phân bố các đại lý còn chưa đều, còn để nhiều khoảng trống sản phẩm. Công ty chưa thực sự phủ kín sản phẩm tại thị
trường mục tiêu của mình.
- Đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty tuy có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nhưng không được thường xuyên bồi dưỡng đào tạo, chưa theo kịp nhu cầu bùng nổ thông tin thị trường để tiếp thu những kiến thức mới về công tác quản lý và tiêu thụ sản phẩm nên còn bộc lộ nhiều hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Chi phí cho công tác đầu tư mở rộng thị trường, mởđại lý và xúc tiến bán hàng còn thấp. Thủ tục hành chính của công ty còn cứng nhắc, chưa tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch ký kết hợp đồng.
• Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế
* Nguyên nhân khách quan:
Chính sách thuế của Nhà nước có sự đổi mới nhưng việc đánh thuế của Nhà nước còn lỏng lẻo và hàng hóa không được kiểm soát một cách chặt chẽ gây không ít khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Cán bộ kỹ thuật của công ty chưa có sự kiểm soát chặt chẽ. Phần lớn sau khi
được tuyển dụng sẽ được công ty tiếp nhận làm việc ngay mà không cần qua đào tạo, chính vì vậy việc thiếu ý thức trách nhiệm là điều khó tránh khỏi.
* Nguyên nhân chủ quan:
Bộ phận nghiên cứu thị trường còn thiếu cán bộ chuyên sâu, chưa có phương pháp nghiên cứu thị trường khoa học và toàn diện. Do vậy việc tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng diễn ra chậm và không đầy đủ dẫn đến sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các chương trình xúc tiến thông qua hoạt
động quảng cáo, khuyến mại,… có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, thậm chí lôi kéo cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên việc tổ chức các hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả và chi phí quản lý cao nên ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường tiêu thụ. Đội ngũ
công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, hầu hết cán bộ quản lý có năng lực và trình độ
chuyên môn đáp ứng với yêu cầu đổi mới của doanh nghiệp. Công ty đang duy trì cơ chế khoán trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và ngày càng thực hiện được
định mức theo hướng tiên tiến.
Những năm qua công ty liên tục mở rộng sản xuất nhưng tiến độ đầu tư
không đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Austdoor còn nhiều tiềm năng, nhu cầu tiêu thụ cửa trên thị trường còn tăng và mỗi một năm tăng bình quân 15% về sản lượng, sản phẩm cửa Austdoor đã có chỗđứng trên thị trường tiêu thụ khu vực phía Bắc.
Từ năm 2012 trở lại đây, công ty bị các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều, chất lượng dịch vụ, cơ chế chính sách của đối thủ ngày càng thông thoáng, sản phẩm của công ty chưa thực sự đồng đều nên không đáp ứng được về
sản lượng.