Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần tập đoàn austdoor (Trang 50)

III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.5 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

3.1.5.1 Tình hình tài sản

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, căn cứ vào tốc độ luân chuyển của vốn (vòng quay của vốn) thì vốn của đơn vịđược chia thành TS ngắn hạn và TS dài hạn. Một đặc điểm nổi bật của công ty là trong tổng TS của công ty thì TS ngắn hạn lớn hơn nhiều so với TS dài hạn thể hiện qua bảng 3.2.

Cụ thể năm 2011 TS ngắn hạn của công ty chiếm 75,5% tương ứng với 80.139 tr.đ, trong khi TS dài hạn chiếm 24,5% tương ứng 25.968 tr.đ. Năm 2012, TS ngắn hạn chiếm 64,8% tương ứng 119.288 tr.đ, TS dài hạn chiếm 35,2% tương

ứng 64.757 tr.đ. Đến năm 2013, TS ngắn hạn chiếm 46,8% tương ứng 94.277 tr.đ, TS dài hạn chiếm 53,2% tương ứng là 107.033 tr.đ. Ta thấy TS ngắn hạn nhiều hơn TS dài hạn là do tính chất kinh doanh của công ty là công ty sản xuất cửa cuốn, cửa nhựa, do vậy công ty cần có tài sản lưu động lớn để dự trữ nguyên vật liệu phục vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

Bảng 3.2 Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm (2011-2013)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) trđ % trđ % trđ % 12/11 13/12 A. Tài sản ngắn hạn 80.139 75,5 119.288 64,8 94.277 46,8 148,8 79,0 1. Tiền 2.201 2,1 6.444 3,5 7.183 3,6 292,8 111,8 2. Các khoản PT ngắn hạn 36.787 34,7 54.196 29,5 35.734 17,7 147,3 65,9 3. Hàng tồn kho 40.773 38,3 58.049 31,5 51.033 25,3 142,4 87,9 4. Tài sản ngắn hạn khác 378 0,4 599 0,3 327 0,2 158,5 54,6 B. Tài sản dài hạn 25.968 24,5 64.757 35,2 107.033 53,2 249,4 165,3 1. Tài sản cố định hữu hình 19.736 18,6 11.117 6,1 21.018 14,5 56,3 189,1 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - 46.608 25,4 76.708 34,6 - 164,6

3. Chi phí XDCBDD 4.979 4,7 5.250 2,8 6.250 2,6 105,4 119,1

4. Tài sản dài hạn khác 1.253 1,2 1.782 0,9 3.057 1,5 142,2 171,5

Tổng 106.107 100,0 184.045 100,0 201.310 100,0 173,5 109,4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

3.1.5.2 Tình hình nguồn vốn

Bất kỳ một hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nào của một công ty cũng phải tính toán trên tiềm lực tài chính của công ty đó. Và tiềm lực tài chính thể

hiện rõ nét qua nguồn vốn của công ty. Nguồn vốn lớn sẽ thúc đẩy sự phát triển của công ty và ngược lại, nếu nguồn vốn của công ty không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh thì hoạt động kinh doanh không thể diễn ra một cách liên tục mà sẽ

bị gián đoạn, đặc biệt là với doanh nghiệp sản xuất (Bảng 3.3).

Nhìn chung tổng nguồn vốn của công ty qua các năm có sự biến động nhiều, cụ thể năm 2012 tăng 73,5% tương ứng với 184.045 tr.đ. Năm 2013 tăng 9,4% tương ứng 201.310 tr.đ. Sự thay đổi này chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Năm 2012 so với năm 2011 có sự tăng trưởng nhưng ở mức trung bình, bình quân mỗi chỉ tiêu chỉ tăng từ 10 – 15%, thời điểm này công ty không có sự biến

động nhiều về quy mô vốn.

Năm 2013, phải trả cho người bán tăng làm cho tổng vốn của công ty tăng so với năm 2012. Cụ thể năm 2013 phải trả cho người bán tăng 23,4% tương ứng 35.074 tr.đ so với năm 2012.

Năm 2013 tổng nguồn vốn tăng do sự thay đổi của nợ ngắn hạn, trong đó vay và nợ ngắn hạn với phải trả cho người bán tác động mạnh mẽ nhất. Đó là những khoản có tỷ trọng lớn, mỗi sự thay đổi nhỏ cũng kéo theo biến động mạnh mẽ của nợ phải trả. Cụ thể vay và nợ ngắn hạn tăng 17,6% tương ứng với 103.123 tr.đ. Đây là kết quả của sự nỗ lực lớn của công ty khi đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô nhằm nâng cao năng lực sản xuất của những năm trước đó. Đối với trích lập các quỹ: quỹđầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty hầu như không có sự thay đổi nhiều trong 3 năm qua.

Qua đó ta thấy được công ty luôn cố gắng phát huy sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình trong việc kinh doanh và để phấn đấu cho những mục tiêu dài hạn mặc dù trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn cho công ty trên con đường tồn tại và phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Bảng 3.3 Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2011-2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) trđ % trđ % trđ % 12/11 13/12 A. Nợ phải trả 85.451 80,5 105.720 57,4 122.958 61,1 123,7 116,3 I. Nợ ngắn hạn 75.598 71,2 87.664 47,6 103.123 51,2 115,9 117,6 1. Vay và nợ ngắn hạn 32.899 31,1 37.863 20,6 45.581 22,6 115,1 120,4 2. Phải trả cho người bán 27.543 25,9 28.422 15,4 35.074 17,4 103,2 123,4 3. Người mua trả tiền trước 13.001 12,3 18.809 10,2 18.312 9,1 144,7 97,4 4. Thuế và các khoản nộp NN 463 0,4 542 0,3 643 0,3 117,1 118,6 5. Phải trả, phải nộp khác 1.692 1,6 2.028 1,1 3.513 1,8 119,9 173,2

II. Nợ dài hạn 9.853 9,3 18.056 9,8 19.835 9,9 183,3 109,9

B. Nguồn vốn CSH 20.656 19,5 78.325 42,6 78.352 38,9 379,2 100,0 1. Vốn đầu tư của CSH 20.000 18,9 77.285 42,0 77.285 38,4 386,4 100,0

2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái - 119 0,1 -

3. Quỹđầu tư phát triển 224 0,2 224 0,1 224 0,1 100,0 100,0 4. Quỹ khác thuộc vốn CSH 432 0,4 697 0,4 697 0,3 161,3 100,0

5. LN sau thuế chưa PP - - 146 0,1

Tổng 106.107 100,0 184.045 100,0 201.310 100,0 173,5 109,4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần tập đoàn austdoor (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)