III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3.1 Ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài
4.3.1.1 Môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật a. Kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài đã phá vỡ các hoạt động kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm mạnh, các nước công nghiệp phát triển đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần 70 năm qua. Đối với Việt Nam, mặc dù hệ thống tài chính vẫn chưa bị ảnh hưởng nhưng sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, kiều hồi... đã bị tác động tương đối rõ. Kinh tế Việt Nam hiện nay chịu tác động chủ yếu thông qua 02 kênh: Xuất khẩu giảm cả về
lượng lẫn giá do kinh tế thế giới suy thoái; nhu cầu giảm sút và đầu tư nước ngoài sụt giảm. “Cơn địa chấn” khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đến kinh tế
Việt Nam. Tình hình kinh tế Việt Nam nói chung vẫn còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mô do chi phí sản xuất tăng đặc biệt là lãi vay ngân hàng. Năm 2012 các ngân hàng tăng lãi suất để
phục vụ mục tiêu thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, các doanh nghiệp rất khó khăn khi phải vay ngân hàng với lãi suất cao.
Bước sang năm 2013 với chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất ngân hàng đã giảm đáng kể, Nhà nước có chủ trương bù lãi suất cho doanh nghiệp đối với những khoản vay ngắn hạn, điều đó đã phần nào giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, khó khăn lớn hiện nay đối với doanh nghiệp lại là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chừng nào kinh tế thế giới chưa phục hồi thì thị trường tiêu thụ vẫn còn khó khăn, trong lúc đó thị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 Vì vậy, bên cạnh lượng khách hàng trung thành với các sản phẩm của công ty, cũng đã xuất hiện tầng lớp người tiêu dùng mới. Với cuộc sống hiện đại, ý thức về chất lượng và giá cả thay đổi dẫn đến nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Điều này rất thuận lợi cho công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
b. Chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở
rộng các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý bao gồm luật,các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động , các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ởđâu, nguồn đầu vào lấy ởđâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế
nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,...). Có thể
nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
4.3.1.2 Khách hàng
Sản phẩm của doanh nghiệp chỉđược tiêu thụ khi nó thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Như vậy, khách hàng và sức ép từ phía khách hàng có tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng là sự sống còn của doanh nghiệp. Khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ
cấu nhu cầu của thị trường. Để thỏa mãn khách hàng thì doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cạnh tranh về chất lượng, giá cả, chếđộ hậu mãi,...
Khách hàng là những người tiêu dùng rất khó tính và rất nhạy cảm về sản phẩm cho nên việc giữ họ trong tầm tay không hề đơn giản. Có thể hôm nay bạn đã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 làm rất tốt công việc chiều lòng khách hàng và doanh nghiệp của bạn cũng đã bán
được nhiều hàng, tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Nhưng đến một lúc nào đó họ có nhu cầu về những sản phẩm như của bạn nhưng họ không tìm đến doanh nghiệp của bạn mà tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn. Vậy là khách hàng đã lãng quên doanh nghiệp của bạn. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời chính là doanh nghiệp bạn đã lãng quên khách hàng trước. Một doanh nghiệp mà chỉđề cao hàng hóa sẽ dễ dàng đánh mất khách hàng của mình khi đối thủ của họ hạ thấp giá thành sản phẩm, dịch vụ
cùng cạnh tranh trên thị trường. Đánh mất khách hàng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tự đánh mất thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Để nâng cao hiệu quả
tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần thì doanh nghiệp cần phải nâng cao duy trì mối quan hệ với khách hàng, chăm sóc họ tận tình chu đáo kể cả trước và sau công việc mua bán, có như vậy thì doanh nghiệp mới giữ được khách hàng cũ và tìm kiếm
được khách hàng mới.
Khách hàng của công ty chủ yếu là các đại lý, các công ty xây dựng, các dự
án khu chung cư cao cấp. Số lượng khách hàng rất lớn tập trung chủ yếu ở một số
tỉnh trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, khách hàng luôn mua với số
lượng lớn, công ty luôn duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ.
Hiện tại, công ty đang mở rộng thị trường tiêu thụ sang các thị trường lân cận của khu vực miền Bắc. Do vậy, công ty đang xây dựng các chính sách mềm dẻo về
giá cả, chủng loại mặt hàng, chiết khấu phần trăm cho các đại lý, cửa hàng.
4.3.1.3 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau
ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm,... do vậy ảnh hưởng hiệu quả của mỗi doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các doanh nghiệp khác nhòm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 sự cản trở từ phía Chính phủ. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra các hàng rào cản trở sự gia nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng của doanh nghiệp, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, công ty đang phải cạnh tranh khá bất lợi với nhiều đối thủ nặng ký
đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Sự cạnh tranh với các đối thủ này diễn ra từ phân khúc giá thấp đến phân khúc giá cao, tuy nhiên vẫn được định vị chủ yếu là những mặt hàng giá rẻ. Do đó, sản phẩm của công ty trên thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất với mẫu mã rẻ, đa dạng về chủng loại.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất cửa cuốn và cửa nhựa theo công nghệ Úc, Đức, Đài Loan như: Công ty TNHH TM & XNK cửa cuốn Tiến Thịnh (EURODOOR); Công ty Cổ phần XNK & XD Tân
Trường Sơn (BOSSDOOR); Công ty TNHH Thiên Minh (SANTADOOR); Công ty
cổ phần tập đoàn công nghiệp Thiên Phú (SMARTDOOR), một số công ty tại các
tỉnh miền Bắc,... Lượng cung các sản phẩm trong ngành đang vượt nhu cầu rất nhiều đặc biệt trong khi thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn khôi phục. Chính vì vậy, các công ty phải tập trung mọi sức lực và trí tuệ vào cạnh tranh giá bán để khai khác thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng cho công ty mình.