III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3.2 Ảnh hưởng các yếu tố bên trong
4.3.2.1 Chất lượng sản phẩm
Ngày nay chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất lượng sản phẩm cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn. Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng
được những yêu cầu của khách hàng thì lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Chất lượng của sản phẩm tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hầu như các công trình xây dựng hiện nay đều trang bị cửa cuốn và cửa nhựa hiện đại và tiện lợi. Sản phẩm của công ty với cấu tạo đặc biệt nên có khả
năng cách âm, cách nhiệt khá cao, bền theo thời gian, an toàn và dễ sử dụng. Khách hàng có thể lựa chọn kích thước cửa theo kích thước của ngôi nhà và đặc biệt là màu sắc để phù hợp với kiến trúc và làm tăng lên tính thẩm mỹ.
4.3.2.2 Chính sách tiêu thụ
Sự cạnh tranh trên thương trường đã và đang đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức, khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn đối với cùng một loại hàng hóa dịch vụ. Thực tế đã chứng minh rằng các doanh nghiệp có chiến lược và kế
hoạch đầu tư hiệu quả nguồn lực cho việc nâng cao giá trị khách hàng thì thường là các doanh nghiệp giành được thị phần lớn trên thương trường.
Để đạt được yêu cầu này, các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược
định hướng khách hàng tối ưu xuyên suốt toàn bộ các hoạt động trong doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp đều ý thức được sự tồn tại và phát triển của họ phụ thuộc vào việc có giành được khách hàng hay không; có thỏa mãn được những yêu cầu thay đổi và có duy trì được lòng trung thành với khách hàng không.
Điều này cho thấy, chỉ có một nhóm nhỏ khách hàng gọi là nhóm khách hàng lợi nhuận sẽ đem lại hiệu quả lợi nhuận thực sự cho doanh nghiệp. Vì vậy mục tiêu của các doanh nghiệp phải giữ nhóm khách hàng lợi nhuận này càng lâu càng tốt.
4.3.2.3 Hoạt động marketing
Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 Ngoài ra công tác tổ chức lao động hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, sử dụng đúng người đúng việc sao cho phát huy tốt nhất năng lực sở trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổ chức lao động của doanh nghiệp nhằm đưa ra các hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Như vậy nếu ta coi chất lượng lao động (con người phù hợp trong kinh doanh) là điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh thì công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch và phương án kinh doanh… đã để ra. Tuy nhiên công tác tổ
chức lao động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúng người đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụđược giao, đồng thời phải phát huy được tính độc lập, sáng tạo của người lao động góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lương là bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nó còn có tác động tới tâm lý người lao động. Nếu tiền lương cao thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng lại tác
động tới tinh thần và trách nhiệm người lao động cao hơn nên làm tăng năng suất chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu mức lương mà thấp thì ngược lại. Vì thế doanh nghiệp cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý hài hòa giữa lợi ích người lao động và lợi ích doanh nghiệp.