VI. CÁC BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
A. Các giải pháp: 1 Giải pháp về vốn
1. Giải pháp về vốn
a. Huy động nguồn vốn nội lực trong huyện
Nguồn vốn trong dân được hiểu bao gồm vốn của các doanh nghiệp và tư nhân trong huyện. Hiện tại thu nhập của người dân trên địa bàn còn thấp, việc huy động nguồn vốn này trước mắt còn hạn chế song cũng cần có chính sách thích hợp để thu hút nguồn vốn này, đây là nguồn vốn có ý nghĩa lâu dài. Để huy động tối đa nguồn vốn này cần:
- Khuyến khích nhân dân tham gia hoạt động kinh doanh, thành lập doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, đầu tư vào hoạt động dịch vụ và công nghiệp chế biến, đầu tư phát triển kinh tế trang trại và nuôi trồng thuỷ sản...
- Củng cố, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm cùng với hệ thống ngân hàng huy động tốt vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn các hình thức tạo vốn, mở rộng nguồn thu.
- Thực hiện xã hội hoá một số lĩnh vực, khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng đặc biệt là hạ tầng nông thôn như cấp điện, làm đường, xây dựng các cơ sở y tế, giáo dục và văn hoá, trạm, trại ... theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
b. Vốn đầu tư bên ngoài:
Do đặc thù của huyện (là huyện nông nghiệp, mức tích luỹ thấp) nên sự phát triển trong tương lai của huyện phụ thuộc rất lớn vào nguồn đầu tư từ bên ngoài. Vốn đầu tư bên ngoài có một vị trí rất quan trọng, việc thu hút đầu tư bên ngoài không chỉ là tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường. Để có thể phát huy tốt nguồn vốn này, cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Tạo môi trường thuận lợi (giá thuê đất và chính sách sử đụng đất, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cải cách các thủ tục hành chính...) cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào địa bàn Nghĩa Đàn. Tăng cường quản lý đất đai, phối hợp với tỉnh tạo điều kiện có thể huy động được vốn đầu tư phát triển.
+ Tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo, giới thiệu ra bên ngoài về các tiềm năng thế mạnh của huyện đặc biệt là tiềm năng nông nghiệp.
+ Tranh thủ nguồn hỗ trợ ngân sách từ tỉnh và Trung ương, ưu tiên ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng, tạo môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc sử dụng đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là việc hỗ trợ về hạ tầng cho các doanh nghiệp phân bố trong khu, cụm công nghiệp tập trung.