Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) (Trang 25)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ

2.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2010, là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đánh dấu một mốc quan trọng trong kế hoạch hành động của toàn đảng, toàn dân trong huyện.

Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và của tỉnh Nghệ An, các chính sách mở cửa trong công cuộc cải cách kinh tế của Nghĩa Đàn đang từng bước ổn định và phát triển. Đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện đạt 11,27%, tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) đạt 782.741 triệu đồng giảm 10,62% so với Nghị Quyết HĐND và tăng 14,05 so với cùng kỳ, trong đó:

+ Nông – lâm – ngư nghiệp đạt 439.878 triệu đồng tăng 10,92% so với Nghị Quyết HĐND và tăng 7,66% so vơi cùng kỳ.

+ Công nghiệp – TTCN – XDCB đạt 201.442 triệu đồng, giảm 23,48% so với Nghị Quyết HĐND và tăng 33,13% so với cùng kỳ.

+ Dịch vụ - Thương mại đạt 141.421 triệu đồng, giảm 34,53% so với Nghị Quyết HĐND và tăng 11,86% so với cùng kỳ.

Cơ cấu kinh tế năm 2010 của huyện như sau:

- Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 66,05%. - Ngành CN – TTCN – XDCB chiếm tỷ trọng 13,63%. - Ngành thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng 20,32%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 21.000 triệu đồng, đạt 144% Nghị Quyết HĐND huyện giao

Giá trị sản xuất bình quân theo đầu người/năm đạt 16,4 triệu đồng

Tổng sản lượng lương thực đạt 35.320 tấn, giảm 10,04% so với Nghị Quyết HĐND và giảm 5,85% so với cùng kỳ

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,91%

Số lao động được tạo việc làm 3.000 người Số trường đạt chuẩn quốc gia là 08 trường

Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 69,3% Tỷ lệ hộ đói nghèo đảm bảo 18%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 18,5% Số trạm xá có bác sỹ 24/24 xã

Xã chuẩn quốc gia về y tế là 5 xã

Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinh đạt 80% Tỷ lệ che phủ đạt 42,0%

Trong những năm qua, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện tương đối rõ và đúng hướng, nông nghiệp có xu hướng giảm, công nghiệp xây dựng và dịch vụ có chiều hướng tăng. Đây là sự chuyển dịch tích cực, đã khai thác tốt các lợi thế, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Ngành nông - lâm nghiệp giảm từ 75,65% năm 2008 xuống còn 71,78% năm 2009 và 66,05% năm 2010.

Ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 9,08% năm 2008 lên 10,97 % năm 2009 và lên 13,63% năm 2010.

Ngành thương mại – dịch vụ tăng từ 15,27% năm 2008 lên 17,25% năm 2009 và lên 20,32% năm 2010.

Bảng 1: Cơ cấu kinh tế huyện Nghĩa Đàn qua một số năm

Đơn vị tính: (%)

TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tổng số 100,00 100,00 100,00

1 Nông - Lâm - Ngư Nghiệp 75,65 71,78 66,05

2 CN - TTCN - XDCB 9,08 10,97 13,63

3 TM - DV 15,27 17,25 20,32

( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của các năm)

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã đem lại hiệu quả cao giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành cũng như việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Trong các năm tới huyện tiếp tục đầu tư vốn cho các ngành như công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thương mại đồng thời có chính sách quan tâm đúng mức đến ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) (Trang 25)