I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐA
1.1.2. Tiềm năng đất để phát triển ngành lâm nghiệp
Nghĩa Đàn là một huyện trung du miền núi nên lâm nghiệp cũng là một trong những thế mạnh của huyện. Tuy tỷ trọng lâm nghiệp có xu hướng giảm trong một vài năm gần đây nhưng giá trị lâm nghiệp của huyện vẫn tăng đều hàng năm. Diện tích của rừng của huyện đang ngày càng thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng huyện vẫn có diện tích rừng che phủ tương đối lớn, mục tiêu của ngành lâm nghiệp là tăng cường chăm sóc và bảo vệ rừng, khai thác có hiệu quả kết hợp với trồng mới các khu vừa khai thác, đảm bảo sự phát triển bền vững của rừng.
Bên cạnh đó việc chuyển đất chưa sử dụng vào trồng rừng là rất cần thiết. Trong giai đoạn tới, có thể phát huy tốt ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện cần đưa những loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chủ yếu là giá trị do khai thác gỗ và lâm sản mang lại. Phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện được chỉ đạo theo hướng tiếp nhận tốt các nguồn vốn, chương trình, dự án và nguồn vốn ngân sách đầu tư để tăng diện tích trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán và chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp để trồng rừng kinh tế. Toàn huyện đã hoàn thành việc khảo sát phân định 3 loại rừng để bố trí, quy hoạch lại phục vụ phát triển sản xuất lâm nghiệp; triển khai chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển trồng rừng kinh tế, trồng cây phân tán và Quy định của Trung ương về khai thác lâm sản. Đẩy mạnh phong trào trồng rừng kinh tế bằng các giống keo lai, bạch đàn nên đã có sự chuyển biến rõ rệt ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, kinh tế rừng trên địa bàn huyện chưa thực sự
phát triển hết khả năng nội lực của huyện, diện tích rừng trồng lớn nhưng khả năng cho khai thác còn hạn chế. Giá trị sản xuất có tăng lên trong vài năm gần đây nhưng diện tích rừng ngày càng suy giảm. Đây cũng chính là một trong những thách thức đối với Nghĩa Đàn trong quá trình gây dựng rừng mới; khai thác, quản lý cũng như tu tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng vốn có.