Biến động nhóm đất chưa sử dụng

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) (Trang 62)

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT 2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất

c. Biến động nhóm đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện những năm qua có xu hướng giảm, khai thác triệt để đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông

nghiệp. Trong giai đoạn 2005 – 2010 diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích sau:

- Nông nghiệp: 1.495,40 ha. - Phi nông nghiệp: 150,99 ha.

Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng còn giảm 22,08 ha do điều chỉnh diện tích tự nhiên theo Quyết định số 759/BTNMT-ĐKTKĐĐ của Bộ Tài nguyên và môi trường ngày 28/02/2007.

Như vậy đến năm 2010 diện tích đất chưa sử dụng còn lại 3.428,43 ha.

2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợplý của việc sử dụng đất lý của việc sử dụng đất

2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất

Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, chính sách môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất ...

Điều kiện kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Còn sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có; Quyết định bởi tính hợp lý, tính khả thi về kinh tế kỹ thuật và mức độ đáp ứng của chúng ...; Quyết định bởi nhu cầu của thị trường.

Trong một vùng hoặc trên phạm vi một nước, điều kiện vật chất tự nhiên của đất đai thường có sự khác biệt không lớn, về cơ bản là giống nhau. Nhưng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến tình trạng có vùng đất đai được khai thác sử dụng triệt để từ lâu đời và đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội rất cao; ngược lại có nơi bị bỏ hoang hoá hoặc khai thác với hiệu quả rất thấp.... Có thể nhận thấy, điều kiện tự nhiên của đất đai chỉ là một tồn tại khách quan, khai thác và sử dụng đất đai quyết định vẫn là do con người. Cho dù điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế, nhưng các điều kiện xã hội, kinh tế, kỹ thuật không tương ứng, thì ưu thế tài

nguyên cũng khó có thể trở thành sức sản xuất hiện thực, cũng như chuyển hoá thành ưu thế kinh tế. Ngược lại, khi điều kiện kinh tế kỹ thuật được ứng dụng vào khai thác và sử dụng đất, sẽ phát huy mạnh mẽ tiềm lực sản xuất của đất, đồng thời góp phần cải tạo môi trường tự nhiên, biến điều kiện tự nhiên từ bất lợi thành có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế - xã hội khác nhau đã tác động đến việc quản lý của xã hội về sử dụng đất đai, khống chế phương thức và hiệu quả sử dụng đất. Trình độ phát triển xã hội và kinh tế khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác nhau. Nền kinh tế và các ngành càng phát triển, yêu cầu về đất đai sẽ càng lớn, lực lượng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng được tăng cường, năng lực sử dụng đất của con người sẽ được nâng cao.

Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất được dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng đều dựa trên nguyên tắc hạch toán kinh tế, thông qua việc tính toán hiệu quả kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải thiện và hạn chế việc sử dụng theo kiểu bóc lột đất đai. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai bị sử dụng không hợp lý, thậm chí huỷ hoại đất đai.

Thí dụ, việc gia tăng đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự tiến bộ, phồn vinh của xã hội, có thể đem lại lợi ích rất lớn cho những người kinh doanh bất động sản, chủ đất, các nhà công nghiệp, chủ doanh nghiệp... Nhưng sự phân bố đất đai không hợp lý, thiếu lý trí, không chú ý đến việc xử lý nước thải, khí thải và chất thải đô thị, công nghiệp sẽ làm mất đi vĩnh viễn một diện tích lớn đất canh tác, cùng với việc gây ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu khí quyển, huỷ hoại chất lượng môi trường cũng như những hậu quả khôn lường khác.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các yếu tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Trong đó, điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp; Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con người trong việc sử dụng đất; Điều kiện xã hội tạo ra những khả năng khác

nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc sử dụng đất. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã hội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng với ưu thế tài nguyên của đất đai để đạt tới cơ cấu tổng thể hợp lý nhất, với diện tích đất đai có hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụng đất đai được bền vững.

Trong nhiều năm qua, việc phát triển sản xuất trong nông nghiệp đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế tuy nhiên cũng có những tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái nói chung và môi trường đất nói riêng.

Ô nhiễm môi trường còn do tập quán sinh hoạt của người dân, đặc biệt là chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, chất thải công nghiệp, chất thải từ các làng nghề cũng cần phải quan tâm.

Sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch phát triển đô thị; các thị tứ và các khu dân cư nông thôn cùng với tập quán sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt ở các khu vực quanh chợ cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ ô nhiễm nguồn tài nguyên đất, nước và không khí.

2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w