Tiềm năng đất phát triển trồng trọt

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) (Trang 73)

I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐA

1.1.1.Tiềm năng đất phát triển trồng trọt

Trong giai đoạn quy hoạch, ngành trồng trọt tập trung phát triển chiều sâu theo hướng thâm canh sản xuất phấn đấu đến năm 2020 đạt GTSX bình quân từ 50 - 60 triệu/ha đất canh tác. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung đưa một số cây trồng có giá trị cao vào sản xuất như trồng rau sạch, trồng cây ăn quả.

Chuyển một bộ phận đất lúa 2 vụ bấp bênh ở những vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây ăn quả và du lịch sinh thái. Đưa các loại cây chịu hạn như lạc, ngô, cà tím, tỏi ta, bí xanh… vào canh tác để khắc phục hiện tượng hạn cuối vụ xuân và đầu vụ mùa, nhất là ở các xã Nghĩa Lạc, Nghĩa Mai, Nghĩa Yên. Phát triển mạnh cây trồng vụ đông như khoai lang, rau vụ đông, đậu tương, ngô… và các giống cây ăn quả như nhãn, na, hồng… Thử nghiệm mới các giống cây ôn đới có khả năng thích nghi với môi trường và cho hiệu quả kinh tế cao như dưa chuột, cà chua bi,… Đẩy mạnh khai thác hiệu quả sử dụng đất, tích cực trồng cây xen canh gối vụ, đặc biệt là kết hợp trồng rừng với cây ăn quả, xen canh giữa cây lâu năm và các loại cây rau ngắn ngày để khai thác tối đa các tầng đất, mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Áp dụng các tiến bộ khoa học về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất, nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân.

Diện tích đất trồng trọt có sự chuyển dịch theo hướng tăng cơ cấu các loại cây trồng có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao như giống mía QĐ 93-159, tăng diện tích trồng cây khoai tây, lạc, rau các loại; giảm các loại cây trồng kém hiệu quả như khoai lang, sắn, ngô. Tổ chức các lớp tập huấn cho các xã về kỹ thuật thâm canh cây lúa, ngô, dưa hấu.... Xây dựng các mô hình trình diễn về lúa lai, xây dựng mô hình dưa hấu ghép cho thu nhập cao tại xã Nghĩa Sơn.

Để thuận lợi cho công tác chỉ đạo sản xuất ở các ngành, căn cứ vào sự phân bổ tự nhiên, vào hệ thống giao thông, huyện Nghĩa Đàn cũ đã phân các xã thành 3 tiểu vùng kinh tế. Sau khi chia tách, quy mô, phạm vi các tiểu vùng như sau:

+ Tiểu vùng Tây và Đông Nam (Tiểu vùng I): Gồm 9 xã tập trung ở phía Nam Quốc lộ 48: Nghĩa Thắng, Nghĩa Tân, Nghĩa An, Nghĩa Đức, Nghĩa Khánh, Nghĩa Liên, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Lộc và Nghĩa Long, trung tâm vùng là xã Nghĩa Liên. Có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 48 và tỉnh lộ 545, tỉnh lộ 598 chạy qua. Là tiểu vùng sản xuất cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê), cây lương thực (lúa, ngô), mía nguyên liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng phòng hộ Khe Đá và phát triển dịch vụ, thương mại.

+ Tiểu vùng Đông Bắc (Tiểu vùng II): Gồm 7 xã tập trung chủ yếu ở phía Đông đường Hồ Chí Minh: Nghĩa Phú, Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, Nghĩa Hội, Nghĩa Thọ, Nghĩa Lợi và Nghĩa Lạc, trung tâm vùng xã là Nghĩa Bình. Có đường Hồ Chí Minh và tỉnh lộ 598 chạy qua. Là tiểu vùng phát triển cây cao su, cây ăn quả (cam, chanh, dứa), mía nguyện liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng rừng

phòng hộ hồ chứa Sông Sào, trồng rừng nguyên liệu…, chế biến nông sản và phát triển dịch vụ, thương mại.

+ Tiểu vùng Tây Bắc (Tiểu vùng III): Gồm 8 xã phía Tây đường Hồ Chí Minh, phía Bắc Quốc lộ 48: Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Minh, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hồng và Nghĩa Thịnh, trung tâm tiểu vùng là xã Nghĩa Sơn. Có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A chạy qua. Là tiểu vùng sản xuất cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê), cây ăn quả (cam), mía nguyên liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng rừng phòng hộ hồ chứa Sông Sào, rừng nguyên liệu và chế biến nông – lâm sản.

Về lâu dài, để huyện mới thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội thì sự phân chia tiểu vùng có nhiều bất cập do sự thay đổi vị trí trung tâm huyện, nên cần được nghiên cứu phân bổ lại hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) (Trang 73)