II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ
6 Cây ăn quả, cây công nghiệp
2.5.1. Giao thông
Do đặc thù về vị trí địa lý, hệ thống giao thông của huyện Nghĩa Đàn tương đối phong phú bao gồm: Giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ. Tuy vậy, giao thông đường bộ vẫn là mạng giao thông chủ yếu của huyện.
a. Đường bộ
- Có hai trục giao thông chính là đường Hồ Chí Minh đã được rải thảm giai đoạn 1 (đoạn qua Nghĩa Đàn dài 32 km) và quốc lộ 48 ( đoạn qua huyện Nghĩa Đàn dài 7 km) đã được nâng cấp, rải nhựa, cắt dọc, ngang giữa huyện và tỏa ra theo 4 hướng.
+ Phía Đông, theo Quốc lộ 48 qua vùng phía Tây Bắc huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, gặp Quốc lộ IA tại Yên Lý.
+ Phía Tây, theo Quốc lộ 48 lên cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).
+ Phía Nam, theo đường Hồ Chí Minh qua huyện Tân Kỳ, gặp Quốc lộ 7 ở Khai Sơn huyện Anh Sơn).
+ Phía Bắc, theo đường Hồ Chí Minh ra tỉnh Thanh Hóa.
- Đường Quốc lộ 15A, từ xã Nghĩa Sơn, qua Nghĩa Minh, cắt sông Hiếu tại phường Quang Phong (thị xã Thái Hòa), đi trùng Quốc lộ 48 đến Đông Hiếu, qua Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, sang Tân Kỳ, dài khoảng 23 km, đã được trải nhựa.
- Tỉnh lộ 545: tiếp nối Quốc lộ 15A tại thị xã Thái Hòa, qua Nghĩa An, Nghĩa Khánh sang huyện Tân Kỳ. Đoạn Nghĩa Đàn dài 18 km, nền đường 6,5 – 7,5 m; mặt đường từ 3,5 – 5,5 m đã được trải nhựa.
- Đường tỉnh lộ 598 như một vòng cung thông suốt giữa các xã vùng cao ở vòng ngoài phía Tây – Nam, Tây- Bắc và Đông – Bắc của 3 tiểu vùng, bắt đầu ở Nghĩa Khánh và kết thúc ở Nghĩa Lợi. Toàn tuyến dài khoảng 70 km, hầu hết là đường cấp phối, còn lại được trải nhựa.
- Có 20 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 236,9 km. Các tuyến đường này chủ yếu là đường đất (173,4 km) và đường cấp phối hoặc đường trải đá dăm (53,5 km), chỉ có 10 km thuộc 4 tuyến nối với thị xã Thái Hòa được cán nhựa tiêu
chuẩn 3,5 – 5 kg/m². 100% tuyến đường đạt tiêu chuẩn từ đường cấp 5 đến loại A đường giao thông nông thôn (nền rộng 6,5 m; mặt rộng 5m).
- Ngoài ra trong huyện còn có 17 tuyến đường xã với tổng chiều dài khoảng 89 km, trong đó có 43,2 km đã được cấp phối, còn lại là đường đất; có 306 tuyến đường liên thôn tổng chiều dài 802,7 km, gần 50% đang là đường đất. Các tuyến đường liên thông với các trục giao thông chính, tạo mạng lưới vận chuyển vật tư, hàng hóa thông suốt đến hầu khắp các thôn xóm.
Nhìn chung hệ thống giao thông có trong huyện tương đối đồng bộ, trước mắt đang được tiếp tục nâng cấp sửa chữa nên khai thác sử dụng tốt; tuy nhiên để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các tuyến giao thông nói trên đều cần được nâng cấp lên ở cấp độ mới, nhất là các tuyến đường vào thị trấn huyện.
b. Đường sông
Mạng lưới đường sông huyện Nghĩa Đàn có tổng chiều dài là 44 km chủ yếu là sông Hiếu. Đây cũng là một trong những thế mạnh góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bãi bồi, độ sâu cũng như chiều rộng lòng sông và hệ thống đập tràn... làm cản trở di chuyển bằng đường sông. Thực tế trong những năm qua việc khai thác giao thông đường thuỷ để phát triển kinh tế ít được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Nhận xét chung về hệ thống giao thông
Huyện Nghĩa Đàn có cả giao thông đường thuỷ và đường bộ thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Nhưng nhìn chung chất lượng thấp, một số tuyến còn khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa.
Việc phát triển các phương tiện giao thông còn chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Một số phương tiện vận chuyển cũ, không an toàn và gây ô nhiễm môi trường.