Khu vực kinh tế công nghiệp

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) (Trang 32)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ

2.2.2.Khu vực kinh tế công nghiệp

6 Cây ăn quả, cây công nghiệp

2.2.2.Khu vực kinh tế công nghiệp

a. Tốc độ tăng trưởng

Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 201.442 triệu đồng tăng 33,13% so với cùng kỳ. Đây là năm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp, các nghề truyền thống và nghề tiểu thủ công nghiệp đang được phục hồi và phát triển như mộc dân dụng, mỹ nghệ,... giá trị sản xuất đạt khá cao và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

b. Cơ cấu công nghiệp – TTCN

Cơ cấu công nghiệp – TTCN huyện Nghĩa Đàn thiên về công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp, tập trung chủ yếu vào một số ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác...

Hiện tại trên địa bàn huyện có 3 cơ sở khai thác đá và chế biến đá Puzơlan đã được đầu tư xây dựng đó là: Công ty Nguyên Lộc – Sông Đà 2 công suất 750.000 tấn/năm tại Nghĩa Sơn, Công ty Việt Á công suất 49.000 tấn/năm tại Nghĩa Bình, Công ty Khoáng sản Nghệ An công suất 40.000 tấn/năm tại Nghĩa Lâm.

Công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có Nhà máy gạch Tuynel công suất 10 triệu viên/năm của công ty Thắng Lợi ở Nghĩa Liên, Nhà máy của công ty Cổ phần VLXD Nghĩa Lộc công suất 10 triệu viên/năm, Công ty kính Tràng An sản xuất gạch Tuynel công suất 40,0 triệu viên/năm tại Nghĩa Hồng. Ngoài ra các lò thủ công truyền thống có tổng công suất hàng năm khoảng 50 triệu viên. Bên cạnh đó có 7 Công ty khác đá xây dựng với công suất 40.000 – 50.000 m3/năm như Công ty Trùng Dương, Công ty Tân Thành, Công ty Trung Quảng Đại, Công ty Chính Thảo...

Toàn huyện có khoảng 836 cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN trong đó có 8 cơ sở khai thác đá, 6 cơ sở sản xuất gạch ngói, 51 cơ sở cơ khí nhỏ, 180 cơ sở rèn, mộc và 591 cơ sở xay xát, may mặc và ngành nghề khác.

c. Phát triển khu công nghiệp

Trong những năm tới, với việc hình thành một số khu, cụm công nghiệp như Khu công nghiệp Đông Hội (340,0 ha); cụm công nghiệp nhỏ Nghĩa Long (30,0 ha); cụm công nghiệp nhỏ Nghĩa Lâm (20,0 ha) sẽ thúc đẩy giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện sẽ tăng cao hơn nữa. Đồng thời tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư; làm việc với các tập đoàn kinh tế mạnh trong nước, các tổ chức để tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư, sử dụng đất hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển Công nghiệp - TTCN và dịch vụ nông thôn, làng nghề, sử dụng lao động tại chỗ. Thu hút mạnh các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may, vật liệu xây dựng, đồ gỗ…Ổn định hoàn thiện các mô hình hiện có, thích hợp với cơ chế mới, hoạt động có hiệu quả, phối hợp với các sở, ngành mở các lớp tập huấn kiến thức quản lý doanh nghiệp quản lý kinh tế và đào tạo nghề.

d. Phát triển làng nghề

Chổi đót thôn Hòa Hội, Nghĩa Đàn nổi tiếng từ lâu. Công việc ổn định tạo thu nhập tốt cho người dân và là một làng nghề truyền thống (được công nhận tháng 2/2007), đang từng ngày khởi sắc.

Thôn Hòa Hội có 118 hộ thì có đến hơn 100 hộ dân chuyên làm chổi đót. Diện tích tự nhiên chỉ có khoảng 12,5 ha đất nông nghiệp sản xuất 2 lúa cho 545 nhân khẩu. Đất 1 lúa khoảng 30 ha, nhưng không có nước để ổn định sản xuất, nên làm chổi được xem là nghề chính từ nhiều năm nay, chiếm tới 70% thu nhập của cả thôn.

Hiện nay, nhiều hộ mạnh dạn vay vốn khuyến nông, vốn chính sách huyện để mở các đại lý làm và thu mua chổi. Hội Phụ nữ xã có kiến nghị với Ngân hàng Chính sách huyện giải ngân vốn cho các chị em có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế. Thôn cũng xin xã liên hệ với Phòng Nông nghiệp huyện mở các lớp tập huấn để nâng cao tay nghề cho chị em làm chổi, lập đề án thành lập Hợp tác xã để tập trung sản xuất chuyên nghiệp hơn.

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) (Trang 32)