Những quan điểm triết học về lịch sử trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 41)

NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1842 ĐẾN

2.1.1. Những quan điểm triết học về lịch sử trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”

phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”

Đây là tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng của Mác từ quan điểm duy tâm sang quan điểm duy vật trong nhận thức xã hội, lịch sử. Tác phẩm này được C.Mác viết vào cuối năm 1842, phần lớn vào mùa hè 1843, được lưu lại dưới dạng 39 tờ viết tay đánh dấu bằng chữ số La Mã. “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêgghen” là kết quả của sự phát triển tư tưởng của Mác từ năm 1841 đến 1843. Chúng ta biết rằng sau khi hoàn thành luận án tiến sỹ, C. Mác đã bắt đầu cuộc hành trình tư tưởng theo hướng dân chủ cấp tiến. Trong bài viết “Tuyên ngôn triết học của trường phái lịch sử pháp quyền”, sau khi vạch ra và phê phán quan điểm phản lịch sử của Guxtap Hugô, Các Mác đánh giá cao triết học khai sáng Đức đã tiếp thu và vận dụng tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp vào điều kiện Đức, xem triết học Cantơ “ lý luận Đức của cuộc cách mạng Pháp”.Mục đích của tác phẩm là vạch ra và phê phán cơ sở thế giới quan duy tâm và thần bí, tính chất dung hòa về mặt chính trị của Hêgghen và phái Hêgghen trong quan điểm về nhà nước và các thiết chế của nó, giải quyết mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước, giữa giải phóng chính trị và giải phóng con người.

2.1.1.1. Tư tưởng về gia đình” và “xã hội công dân”

Như Ăngghen đánh giá: “Xuất phát từ triết học pháp quyền của Hêghen, Mác đi tới ý kiến cho rằng không phải nhà nước mà Hêghen hình dung là “cơ cấu của toàn bộ lâu đài” mà trái lại “xã hội công dân” mà Hêghen có thái độ rất coi nhẹ, là lĩnh vực trong đó cần phải tìm ra cái chìa khóa để hiểu biết quá trình lịch sử của loài người”[43;40]. Cụ thể là, nếu như “gia đình và xã hội công dân” được Hêghen coi là “những lĩnh vực

của khái niệm nhà nước, cụ thể là những lĩnh vực của giai đoạn hữu hạn của nhà nước, là tính hữu hạn của nhà nước. Đó là cái nhà nước đang phân chia bản thân thành những lĩnh vực ấy, lấy lĩnh vực ấy là tiền đề, và nhà nước là việc đó chính là “để từ tính ý tưởng của hai lĩnh vực ấy trở thành tinh thần hiện thực vô hạn cho mình”[8;312], thì Mác cho rằng “trên thực tế, gia đình và xã hội công dân là những tiền đề của nhà nước, chính chúng mới là những yếu tố thực sự tích cực”[8;313]. Mác giải thích rõ hơn rằng “gia đình và xã hội công dân là những bộ phận hiện thực của nhà nước”. “gia đình và xã hội công dân tự chúng cấu thành nhà nước, chúng chính là động lực…và nhà nước chính trị không thể tồn tại nếu không có cơ sở tự nhiên là gia đình và cơ sở nhân tạo là xã hội”. Ông còn thấy trong “xã hội công dân” còn hiện diện một lực lượng xã hội to lớn, đông đảo đó là quần chúng lao động và cho rằng chính “xã hội công dân và gia đình mới là cơ sở của nhà nước”. Cụ thể là khi dự đoán về nhà nước dân chủ tương lai, ông đã viết: “Ở đây, chế độ nhà nước – không chỉ

tự nó, xét theo bản chất của nó, mà còn xét theo sự tồn tại của nó, theo tính hiện thực của nó- ngày càng hướng tới cơ sở hiện thực của nó, tới

con người hiện thực, nhân dân hiện thực, và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân”. Quan điểm này đối lập về căn bản với quan điểm của Hêghen cho rằng “nhà nước là cơ sở của gia đình và xã hội công dân”, “gia đình và xã hội công dân được sản sinh ra từ ý niệm hiện thực. Việc chúng kết hợp thành nhà nước không là kết quả của quá trình sống của chính chúng, ngược lại, chính ý niệm trong quá trình sống của mình đã tách chúng ra khỏi bản thân” [8;315]. Ta thấy ở đây những quan điểm duy tâm thần bí đã được Hêghen vận dụng trong việc giải thích xã hội. Còn Mác đã dần thoát ra khỏi tư tưởng duy tâm đó để tiến tới tư tưởng duy vật về đời sống xã hội. Những luận điểm trên thể hiện tư tưởng sơ

khai về hình thái kinh tế -xã hội, về vai trò quyết định của kinh tế đối với kiến trúc thượng tầng, chính trị, nhà nước.

2.1.1.2. Tư tưởng về con người, nhà nước

Cũng trong tác phẩm này, Mác đã đề xuất những tư tưởng của mình về con người xã hội. Từ sự phê phán quan điểm của Hêghen, Mác đã đưa ra những quan điểm mang tính chất duy vật. Khi giải thích đời sống xã hội Hêghen đã không thể phủ nhận sự tồn tại của con người cho dù theo ông “ý niệm tự do”, “ý niệm hiện thực” có tồn tại độc lập thì nó vẫn phải được xem xét thông qua con người, hơn thế nữa, ông cũng thấy rằng chính con người chứ không phải ai khác đang hoạt động trong gia đình, xã hội công dân và nhà nước. Nhưng điểm hạn chế của Hêghen là ở chỗ ông chỉ thấy con người là một tồn tại tự nhiên, là cá nhân cô lập với tư cách là thực thể tự nhiên thuần túy khi tách ý niệm- ý thức ra khỏi con người. Phê phán quan điểm duy tâm của Hêghen Mác nói rằng: “Thật là nực cười khi Hêghen nói rằng chúng gắn với con người đặc thù, coi là con người đặc thù một cách bề ngoài và ngẫu nhiên”… “Điều vô nghĩa này đã xuất hiện ở Hêghen vì ông ta xem xét những chức năng và lĩnh vực hoạt động của nhà nước một cách trừu tượng, tự bản thân chúng và xem tính cá thể đặc thù là mặt đối lập của chúng”[8; 336,337]. Khác với Hêghen, Mác cho rằng “tính cá thể đặc thù là tính cá thể của con người và những chức năng và những lĩnh vực hoạt động của nhà nước là những chức năng của con người; ông quên rằng bản chất của “con người đặc thù” không phải là râu của nó, không phải là máu của nó, không phải là bản chất thể xác trừu tượng của nó, mà là phẩm chất xã hội của nó... Vì vậy, hiển nhiên khi những cá nhân là những người mang những chức năng và quyền lực nhà nước thì những cá nhân đó phải được xem xét căn cứ theo phẩm chất xã hội của họ chứ không phải căn cứ theo phẩm chất tư nhân của [ 8;337].

Như vậy, nếu Hêghen chỉ thấy được mặt tự nhiên của con người, thì Mác còn thấy được cả phẩm chất xã hội, thấy được các lĩnh vực hoạt động khác nhau của nó. Mác nhận ra rằng xã hội là một tổng thể các hoạt động của con người. Do đó ông đã vạch ra đặc điểm cơ bản nói lên tính thống nhất về chất của đời sống xã hội.

Tư tưởng về con người còn được Mác tiếp tục phát triển bằng quan niệm về con người hiện thực, tức là con người hoạt động chứ không chỉ là thân thể tự nhiên của con người. Ông nói: “Con người bao giờ cũng vẫn là bản chất của tất cả những tổ chức xã hội, những tổ chức này lại cũng thể hiện ra là tính phổ biến hiện thực của con người, do đó cũng là cái chung của mọi người”[8;365]. Trong đoạn văn này, Mác đã giải thích rõ hơn về bản chất của con người hiện thực, bản chất mà xã hội là sự thể hiện của nó, điều này có nghĩa là xã hội là quá trình con người “khách thể hóa” bản chất của mình, là sản phẩm của con người hiện thực.

Với hiểu biết này Mác đã có những bước tiến mới, có sự phát triển sâu sắc hơn nhận thức về xã hội, lịch sử. Tuy nhiên đây mới chỉ là những tư tưởng nền móng để sau này trong các tác phẩm tiếp theo Mác xây dựng một cách rõ rằng hơn về bản chất của con người hiện thực.

Nhà nước, chế độ xã hội và các mối quan hệ xã hội cũng là một vấn đề mà Mác quan tâm đến trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”. Ông đã đưa ra một mô hình chế dộ dân chủ trong tương lai, tuy chưa được rõ ràng như hiện nay chúng ta nhận thức, nhưng đã có những đóng góp lớn trong việc làm rõ, cụ thể hơn về con người có phẩm chất xã hội, đó là con người hiện thực, con người mà trong hoạt động sống của mình đã sản sinh ra nhà nước, chế độ chính trị xã hội. Ông nói: “Trong chế độ dân chủ thì bản thân chế độ nhà nước thể hiện ra

một trong những tính quy định, cụ thể là sự tự quy định của nhân dân…, chúng ta có chế độ nhà nước của nhân dân… Ở đây chế độ nhà nước không chỉ tự nó, xét theo bản chất của nó mà còn xét theo sự tồn tại

của nó, nó hướng tới con người hiện thực, nhân dân hiện thực và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân, chế độ nhà nước là sản phẩm tự do của con người”[8;349]. Vậy là khi nêu lên tư tưởng về mô hình xã hội dân chủ, Mác đã hướng đến việc vạch ra quy luật là nhà nước, chế độ chính trị phải thích ứng, phải phù hợp với gia đình và xã hội công dân, chứ không phải như xã hội Phổ lúc đó là gia đình và xã hội công dân phải phù hợp với nhà nước.

Cũng vậy, trong nhiều luận điểm của mình, Mác hiểu xã hội công dân là lĩnh vực hoạt động của quần chúng nhân dân lao động, là lĩnh vực của con người hiện thực, ông đã chỉ ra sự tồn tại của những lợi ích riêng tư, “sở hữu tư nhân” là nguồn gốc của đẳng cấp và sự đối lập giữa các đẳng cấp ấy, từ đó ông chỉ ra bản chất của nhà nước: “Cơ cấu quan chức nắm nhà nước, nắm bản chất duy linh luận của xã hội: đó là sở hữu tư nhân của nhà nước”[8; 376]. Ông khẳng định thêm rằng chế độ nhà nước hiện tại chỉ là “ chế độ nhà nước của chế độ sở hữu”. Điều này đã làm ông vượt lên trên mọi tư tưởng triết học và xã hội học trước đây.

Tuy nhiên, những tư tưởng này của Mác sẽ còn tiếp tục được phát triển hơn nữa ở giai đoạn sau, còn trong giai đoạn này ông mới chỉ thấy được nhà nước Phổ ở sự chống lại xã hội công dân( những người lao động) chứ không thấy nó là nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội công dân; ông thấy nhà nước nảy sinh từ xã hội công dân, xa lạ với xã hội nhưng lại chưa thấy nó không xa lạ với giai cấp sở hữu. Song đây chính là những tư tưởng làm tiền đề để đi tới những quan niệm về quan hệ

sản xuất, giai cấp, đấu tranh giai cấp và về nguồn gốc của nhà nước với tư cách là sản phẩm của đối kháng giai cấp.

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 41)