Quan điểm về lịch sử

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 70)

NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1842 ĐẾN

2.3.1. Quan điểm về lịch sử

Trong tác phẩm này Mác và Ănghen đã phê phán quan niệm của Brunô Bauơ và đồng bọn khi chúng cho rằng lịch sử là sản phẩm của tư tưởng tinh thần, thậm chí được sáng tạo do những cá nhân “có đầu óc, có tinh thần phê phán”. Những người này cho rằng lịch sử là một cái gì đó hoàn toàn độc lập với con người, họ phủ nhận vai trò của con người trong việc sáng tạo ra lịch sử. Hoàn toàn đối lập với phái này, Mác và Ănghen cho rằng lịch sử chính là hoạt động của con người nhằm theo đuổi những mục đích nhất định, lịch sử được xác định là quá trình khác về chất so với lịch sử tự nhiên. Đây là lịch sử loài người, lịch sử do con người sáng tạo ra và của con người, là quá trình mà trong đó con người là chủ thể. “Lịch sử không làm gì hết, nó không có tính phong phú vô cùng tận nào cả, nó không chiến đấu ở những trận nào cả, không phải lịch sử mà chính con người, con người thực sự, con người sống mới là kẻ làm ra tất cả những cái đó, có tất cả những cái đó và chiến đấu cho tất cả những cái đó. Lịch sử không phải là một nhân cách đặc thù nào đó sử dụng con người làm phương tiện đạt tới các mục đích của mình. Lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình”[9;141]. Ở đây, Mác và Ăngghen đã làm rõ sự khác nhau về chất giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên. Lịch sử nói chung là hoạt động của những con người nhằm theo đuổi những mục đích nhất định, do đó là lịch sử do con người tạo ra và của con người, là quá trình mà trong đó con người là chủ thể. Hiểu biết của hai ông đã bộc lộ rõ tư tưởng xem lịch sử con người, loài

người là sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan, giữa chủ thể và khách thể, cho thấy rõ hơn tính đặc thù về chất của xã hội, lịch sử. Tư tưởng duy vật về tính đặc thù về chất của đời sống xã hội không phải đến tác phẩm “ Gia đình thần thánh” mới xuất hiện mà ngay trong “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” và “Bản thảo kinh tế - triết học” Mác đã đề cập đến. Tuy nhiên trong “Bản thảo” Mác mới chỉ giải thích lao động là cơ sở của toàn bộ quá trình lịch sử và lịch sử toàn thế giới là kết quả của quá trình ấy, còn trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” thì tư tưởng này đã được Mác phát triển rõ ràng hơn.

Từ quan niệm về lịch sử như đã nói, Brunô Bauơ và đồng bọn đã phủ nhận hoàn toàn vai trò của quần chúng nhân dân. Bọn này cho rằng chỉ có những nhân vật lỗi lạc, có năng lực phê phán mới làm nên lịch sử, còn quần chúng nhân dân chỉ là khối ì, chỉ có thể bị dẫn dắt chứ không thể sáng tạo lịch sử. Họ coi “quần chúng nhân dân lao động là không có linh hồn, tựa hồ không có khả năng tiến lên tự ý thức”[ 43;61]. Bác bỏ quan niệm này Mác và Ănghen đã đề xuất tư tưởng về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Hai ông viết: “Những công việc và tư tưởng của lịch sử đều là những tư tưởng và công việc của “quần chúng”. Sự phê phán tuyệt đối bác bỏ lịch sử của quần chúng và định thay thế lịch sử phê phán. Căn cứ theo lịch sử trước kia, lịch sử không phê phán tức là lịch sử viết không theo đúng ý muốn của sự phê phán tuyệt đối, thì phải phân biệt một cách chặt chẽ hai điều: quần chúng “ quan tâm” tới mức nào đến những mục đích này hay mục đích khác và các mục đích đó “khêu gợi nhiệt tình” của quần chúng tới mức nào. Một khi “tư tưởng” tách rời “lợi ích” thì nhất định nó sẽ làm nhục nó. Mặt khác, không khó gì mà không hiểu rằng mọi “lợi ích” quần chúng được thừa nhận về mặt lịch sử thì khi xuất hiện lần đầu tiên trên vũ đài thế giới thì trong tư tưởng hay là trong

quan niệm cũng vượt xa giới hạn thực tế của nó và rất dễ lẫn lộn với lợi ích của loài người nói chung. Ảo tưởng này tạo thành cái mà Phuriê gọi là mầu sắc của mỗi thời đại lịch sử. Lợi ích của giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng 1789 chẳng hề có tí gì là “không thành công”, nó đã thắng tất cả và thu được “thành quả thực sự” mặc dù về sau “ nhiệt tình” đã tan đi như khói, và cách mạng chỉ “không thành công” đối với quần chúng, mà “quan niệm” chính trị không phải là quan niệm về “lợi ích” thực tế của họ, và do đó nguyên tắc thiết thân thực sự của họ không phù hợp với nguyên tắc thiết thân của cách mạng- nghĩa là đối với đám quần chúng mà điều kiện hiện thực để giải phóng họ căn bản khác với những điều kiện trong đó giai cấp tư sản đã có thể giải phóng được bản thân mình và xã hội [9;122].

Phải nói rằng ở đây nhận thức của Mác và Ănghen về quần chúng và vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng xã hội chưa thật sáng tỏ, tuy nhiên vẫn có thể thấy được hai ông hiểu quần chúng là lực lượng đông đảo, cơ bản của cuộc cách mạng, bởi vì họ tìm thấy lợi ích trong cách mạng. Cách mạng chỉ thật sự lôi cuốn họ khi nó nhằm thực hiện lợi ích của quần chúng nhân dân. Đồng thời hai ông cũng giải thích tại sao các cuộc cách mạng trước kia không đem lại lợi ích thực sự cho quần chúng nhân dân, nhưng quần chúng lại vẫn đi theo và làm nên sự thành công của cách mạng, đó là vì giai cấp thống trị dựa trên chế độ sở hữu tư nhân đã nhân danh lợi ích chung để lôi kéo quần chúng nhân dân tham gia cách mạng.

Trong khi bác bỏ quan điểm kiêu ngạo, miệt thị của Brunô Bauơ và đồng bọn đối với quần chúng, Mác và Ănghen đã khẳng định rằng: giai cấp công nhân vốn có lòng khao khát hiểu biết, nghị lực, đạo đức và sự cố gắng không mệt mỏi để tự phát triển, những đức tính đó nói lên ý nghĩa

lịch sử sâu sắc của phong trào công nhân và sứ mệnh cao cả của họ, nói lên “sự cao quý của con người trong phong trào ấy”[43;61,62] và thể hiện niềm tin lớn lao vào giai cấp công nhân, vào quần chúng. Thông qua đó các ông cũng đã trình bày phác thảo nội dung của một trong những quy luật quan trọng nhất của toàn bộ sự phát triển xã hội, đã chỉ ra động lực cơ bản của cách mạng đó là hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân và lợi ích chung, “hoạt động lịch sử ngày càng đi sâu thì khối quần chúng lấy hoạt động đó làm sự nghiệp của mình cũng sẽ do đó mà lớn lên”…”[9;123]. Ở đây hai ông muốn nói rằng lịch sử càng trở thành sự nghiệp của quần chúng khi nó chính là sự thực hiện lợi ích của quần chúng và do đó vai trò của quần chúng càng tăng lên, tăng lên một cách tất yếu, nhất là trong cuộc cách mạng cộng sản tương lai- một cuộc cách mạng không còn chỉ vì lợi ích của một thiểu số nữa.

Với tư tưởng về quần chúng nhân dân và vai trò của họ trong cách mạng xã hội, nội dung tư tưởng của Mác và Ănghen về lịch sử, quá trình phát triển xã hội đã được cụ thể hơn. Nó không còn là quan niệm chung chung cho rằng lịch sử là hoạt động của con người nũa, mà lịch sử ấy trước hết và căn bản là hoạt động theo đuổi lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân và hoạt động này là cơ sở của toàn bộ lịch sử.

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 70)