NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1842 ĐẾN
2.2 Những tư tưởng triết học về lịch sử trong “Bản thảo kinh tế triết học năm 1844”
- triết học năm 1844”
Trong “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” và “Lời nói đầu “của tác phẩm này, Mác đã hiểu được rằng xã hội công dân là cơ sở, là nguồn gốc của nhà nước và hiểu rằng đây mới chính là lĩnh vực phải đi vào để tìm ra chiếc chìa khóa giải thích quá trình lịch sử của loài người, đã thấy được lực lượng cơ bản của cách mạng xã hội, địa vị của giai cấp vô sản. Điều này đã dẫn dắt ông đi sâu nghiên cứu kinh tế để luận chứng cho địa vị của giai cấp vô sản. “Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844” là kết quả quan trọng của nghiên cứu kinh tế chính trị học của Mác. Tác phẩm được Mác viết từ tháng Tư đến tháng Tám năm 1844, bằng tiếng Đức, tuyên bố toàn văn lần đầu trong Marx- Engel Gesamtausgabe. Erste Abteilung, Bd 3, 1932. Đây là bản sơ thảo đầu tiên cuốn sách của Các Mác Phê phán chính trị và khoa kinh tế chính trị . Tác phẩm được hình thành bởi ba bản thảo, theo khổ giấy 30 x 40 cm, mỗi bản thảo được đánh số trang riêng bằng chữ số La Mã, nhiều mục có tiêu đề riêng. Tên gọi toàn bộ bản thảo cùng với những tiêu đề các phần in trong dấu ngoặc vuông do Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mac- Lênin thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây đặt. Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844 còn có tên gọi khác là Bản thảo triết học – kinh tế.
Nét đặc trưng của Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844 là ở chỗ, bằng việc tập trung tìm hiểu các vấn đề của kinh tế, chính trị học, C. Mác thể hiện không chỉ như một nhà nghiên cứu kinh tế, mà còn như một nhà triết học và xã hội học, nhà lý luận cách mạng và nhà hoạt động thực tiễn.
Tác phẩm cho thấy sự phát triển hơn nữa những tư tưởng duy vật lịch sử của Mác.
2.2.1.Tư tưởng về con người, lao động
Nếu như ở các tác phẩm trước, con người được Mác đề cập đến chưa thật sâu sắc thì trong Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844 , ông đã trình bày cụ thể hơn về con người hiện thực, con người xã hội. Mác thấy con người trước hết là con người lao động sản xuất ra của cải vật chất. Trong xã hội tư sản lúc đó, những con người ấy là người vô sản, tồn tại, hoạt động trong điều kiện lao động bị tha hóa và tự tha hóa, từ sự phân tích tình trạng lao động bị tha hóa của người công nhân, Mác đã trình bày một cách toàn diện, sâu sắc tư tưởng của ông về bản chất con người và về tồn tại người nói chung.
Mác viết “Con người là một sinh vật có tính chất tộc loại” là một “sinh vật có tính loài”, là “thực thể tự nhiên có tính chất người”. Ta thấy Phoiơbăc cũng đã dùng từ “tính loài”, nhưng khi sử dụng từ ngữ đó Mác đã đem vào nó một nội dung mới. Ông nhận thấy sinh vật có tính chất tộc loại ấy có “tính phổ biến và do đó có tính chất tự do”, vì “ không những với ý nghĩa là cả về thực tiễn cũng như về lý luận, con người biến loài, cả loài của chính mình cũng như loài của những vật khác, thành vật của mình”. “Tính phổ biến của con người biểu hiện ra chính ở cái tính phổ biến biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ của con người, vì một là, giới tự nhiên dùng là tư liệu sinh sống trực tiếp đối với con người và hai là, giới tự nhiên là vật liệu, đối tượng và công cụ của hoạt động sinh sống của con người.’’[16;135]. Như vậy, Mác đã chỉ ra được mối liên hệ khăng khít giữa con người với tự nhiên, đã thấy được tự nhiên cung cấp những tư liệu sinh hoạt như: không khí, nước, độ ẩm, nhiệt độ, không gian
để sinh hoạt và lao động… Tự nhiên còn cái khâu liên hệ giữa con người với con người tức là sinh hoạt của con người sẽ cât tính hiện thực nếu tách tự nhiên ra khỏi nó. “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người… con người sống dựa vào tự nhiên, như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, để khỏi chết con người phải ở trong quá trình giao dịch thường xuyên với thân thể đó. Sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người liên hệ khăng khít với tự nhiên, điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là tự nhiên liên hệ khăng khít với bản thân tự nhiên, vì con người là một bộ phận của tự nhiên”[16;135].
Khi phân tích tồn tại của sinh vật có tính loài, tộc loại này Mác còn nhận ra rằng nó có hai mặt: tự nhiên và xã hội. Mặt tự nhiên là thể xác, là cơ thể sinh vật của con người và mối liên hệ hữu cơ của nó vơi giới tự nhiên ở bên ngoài cơ thể ấy. Còn mặt xã hội chính là hoạt động lao động, là liên hệ giữa con người với nhau và là tất cả những gì hình thành trên cơ sở hoạt động và liên hệ ấy như: nhà nước, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, ý thức v.v. Hai mặt này liên hệ hữu cơ với nhau trong cùng một thực thể là con người. Mác cho rằng ở cả hai mặt tự nhiên và xã hội, con người đều có những đặc trưng làm cho nó phân biệt với loài vật, đó là tính người của con người. Ông nhận thấy những đặc trưng này tồn tại ở hai trạng thái( hai mặt). Trạng thái thứ nhất là “ những lực lượng bản chất”, là cái tiềm năng, tiềm ẩn, còn trạng thái thứ hai là cái thể hiện ra trong đời sống hiện thực, trước hết là trong hoạt động lao động của con người. Bản chất của con người xét từ hai mặt, hai trạng thái tự nhiên và xã hội của nó, chính là tính người của nó. Tuy nhiên, Mác thấy tính người của con người về cơ bản là ở mặt xã hội của nó.
Hơn thế, trong khi tìm đặc trưng của con người Mác đã phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa con người và động vật. Ông viết: “ Động
vật đồng nhất trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó. Nó không tự phân biệt nó với hoạt động sinh sống của nó. Nó là hoạt động sinh sống ấy. Còn con người thì làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và của ý thức của mình. Hoạt động sinh sống của con người là hoạt động sinh sống có ý thức”.[16;136]. Mác đã nhận thấy chính hoạt động sản xuất thực tiễn là cái bản chất để phân biệt con người với súc vật. “con vật chỉ sản xuất cái mà bản thân nó hoặc con nó trực tiếp cần đến, nó sản xuất một cách phiến diện, trong khi con người thì sản xuất một cách toàn diện; con vật chỉ sản xuất vì bị chi phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp, còn con người sản xuất ngay cả khi không bị nhu cầu thể xác rằng buộc, và chỉ khi không bị nhu cầu đó rằng buộc thì con người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của từ đó; con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên, sản phẩm của súc vật trực tiếp gắn liền với cơ sở thể xác của nó, còn con người thì đối lập một cách tự do với sản phẩm của mình. Con vật chỉ xây dựng theo kích thước và nhu cầu của loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối tượng; do đó con người cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp”.[16;137]. Vậy là khi tạo ra thế giới sản phẩm từ lao động thì con người không chỉ thỏa mãn cái nhu cầu vật chất thuần túy như con vật mà còn sáng tạo ra giới tự nhiên thứ hai, còn biết “nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”. Khi lao động, con người đã chuyển vào sản phẩm toàn bộ thế giới người của con người lao động cả chủ thể, cả quan niệm thẩm mỹ, chính trị… nghĩa là tất cả năng lực và phẩm chất của người công nhân.
Rõ ràng trong tác phẩm này Mác đã làm rõ, cụ thể hóa tư tưởng về con người trong các tác phẩm trước kia của ông. Từ tư tưởng về con
người mang bản chất xã hội, hiện thực, tồn tại một cách hiện thực, ông đã tìm bản chất con người trong quá trình lao động. Con người trong “ Bản thảo” đã trở thành một nội dung quan trọng của tư tưởng triết học về lịch sử. Nó đã được Mác đề cập đến một cách toàn diện hơn so với trước. Ở đây con người xã hội, hiện thực không chỉ được xác định về mặt tự nhiên, sinh vật, là cái tồn tại phân biệt nó với con vật, mà chủ yếu còn được xác định với tư cách là con người hoạt động đối tượng hóa bản thân mình, điều này được thể hiện trước hết trong lao động sản xuất. Nhờ việc đối tượng hóa đó mà bản chất con người được xác lập một cách hoàn toàn đầy đủ- đó là bản chất xã hội của mình. Bản chất ấy là sự thống nhất giữa cái tự nhiên và cái xã hội, “bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với con người xã hội, vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu quan hệ con người với con người…chỉ có trong xã hội, tự nhiên mới hiện ra như là cơ sở của tồn tại, có tính chất người của bản thân con người. Chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người đối với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con người”[16;169, 170]. Tư tưởng của Mác về bản chất xã hội của con người còn được thể hiện rất rõ trong những đoạn viết sau đây của Mác. “Chúng ta đã thấy rằng con người không để mất bản thân mình trong đối tượng của mình chỉ trong trường hợp đối tượng ấy trở thành đối tượng của con người đối với con người, hoặc trở thành con người đã đối tượng hóa. Điều đó chỉ có thể có được khi đối tượng ấy trở thành đối tượng xã hội đối với con người, bản thân con người trở thành thực thể xã hội đối với mình, còn xã hội thì trở thành bản chất đối với con người trong đối tượng đó”[16;174]. “ Cho nên, một mặt, hiện thực đã được đối tượng hóa khắp nơi trong xã hội càng trở thành- đối với con người- hiện thực của những lực lượng bản chất của con người, càng trở
thành hiện thực của con người và, do đó, càng trở thành hiện thực của những lực lương bản chất của bản thân con người thì mọi đối tượng càng trở thành sự đối tượng hóa của bản thân con người đối với con người, trở thành sự khẳng định và sự thực hiện cá tính của con người, trở thành những đối tượng của con người, và như thế có nghĩa là bản thân con người trở thành đối tượng. Chúng trở thành đối tượng của con người đối với con người như thế nào, điều đó tùy thuộc vào bản tính của đối tượng và vào bản tính của lực lượng bản chất phù hợp với bản tính của đối tượng; vì chính tính quy định của quan hệ đó sáng tạo ra phương thức khẳng định đặc thù, hiện thực”[16;174, 175]. Những luận điểm này không chỉ khẳng định bản chất xã hội của con người, mà còn vạch ra hết sức rõ ràng cái cơ chế, phương thức nhờ đó con người xác định tính người, bản chất người của mình, cũng như phương thức biểu hiện tính người của con người. Con người muốn xác lập, thể hiện bản chất xã hội của mình thì phải hoạt động đối tượng hóa bản thân mình. Chính trong quá trình ấy anh ta không những chuyển tính người, bản chất của mình cho người khác, cho xã hội, mà còn nhận được tính người, bản chất xã hội của người khác thông qua sản phẩm của mình và thông qua việc hưởng dụng những sản phẩm của người khác, của xã hội. Mác nói cụ thể hơn rằng quá trình khẳng định bản chất con người không phải là tùy thuộc, trái lại chúng dựa trên tính tương hợp giữa bản tính của đối tượng, sản phẩm và lực lượng bản chất của chủ thể( con người), nghĩa là con người chỉ có thể nhận ra và tiếp thụ được cái tính người đã được đối tượng hóa trong sản phẩm của người khác, của xã hội, khi chính anh ta cũng chứng tỏ được tính người của mình trong sản phẩm của mình. Như vậy, hoạt động đối tượng hóa vừa là quá trình, phương thức xác lập, vừa là quá trình biểu hiện bản chất con người. Tuy nhiên trong quá trình lao động bị tha hóa, tiến trình khẳng
định bản chất của con người đang diễn ra một cách tiêu cực. Cái xã hội, tính người của con người trở thành phương tiện để thực hiện cái phi tính người. Như thế có nghĩa là quy luật tự nhiên của quá trình lao động đã bị đảo lộn. Do đó, nhu cầu xóa bỏ tình trạng lao động bị tha hóa để trả lại quá trình tự nhiên ấy cho con người là một tất yếu lịch sử.
Tất cả những hiểu biết về con người như trên là tiền đề để Mác đi đến khái quát thành một luận điểm duy vật nổi tiếng về con người trong “Luận cương về Phơiơbăc” sau này.
Trong khi nêu tư tưởng về con người Mác cũng đồng thời trình bày
quan niệm của ông về lao động. Quan điểm về lao động của Mác được hình thành thông qua xem xét lao động bị tha hóa, tự tha hóa của người công nhân trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Đến lúc này Mác đã hiểu rằng lao động là phương thức tất yếu để con người khẳng định, biểu hiện và duy trì sự tồn tại của nó. Lao động có tính chất phổ biến trong đời sống xã hội của con người, vì “tôn giáo, gia đình, nhà nước, pháp luật, đạo đức, khoa học, nghệ thuật…chỉ là những hình thức đặc biệt của sản xuất và phục tùng quy luật chung của sản xuất”[16;168]. Như thế Mác đã hiểu sâu sắc hơn tính đặc thù về chất của đời sống xã hội so với hiểu biết của ông trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”. Luận điểm trên còn cho thấy lao động sản xuất là hoạt động bản chất của con người và bản chất của lao động là quá trình đối tượng hóa con người, bản chất con người. Tư tưởng này thể hiện trong luận điểm của Mác về Heghen như sau: “Heghen xem xét sự tự sản sinh của con người như một quá trình; xem xét sự đối tượng hóa như là sự tự tha hóa và sự tước bỏ sự tự tha hóa ấy, do đó ông ta nắm lấy bản chất của lao động và đã lý giải con người đã đối tượng hóa như
là kết quả của lao động của bản thân con người” và cũng là quá trình chủ thể hóa đối tượng, chủ thể hóa khách thể. Ở quá trình thứ nhất, lao động được hiểu với tư cách là sự đối tượng hóa con người, bản chất con người, là ở chỗ nó không chỉ là quá trình con người biến đổi các đối tượng tự nhiên thành sản phẩm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người mà còn là phương thức tất yếu để khẳng định, biểu hiện bản chất con người nhằm không ngừng phát triển, hoàn thiện con người. Mác khẳng định “Con người không để mất mình trong đối tượng của mình chỉ trong trường hợp đối tượng ấy trở thành đối tượng của con người đối với con người, hoặc trở thành con người đã đối tượng hóa. Điều đó chỉ có thể được khi đối tượng ấy trở thành đối tượng xã hội đối với con người, bản thân con người trở thành thực thể xã hội đối với mình, còn xã hội thì trở