Quan điểm về thực tiễn

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 79)

NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1842 ĐẾN

2.4.1. Quan điểm về thực tiễn

Đóng góp có ý nghĩa nhất của “Luận cương về Phoiơbăc” là cách hiểu mới về phạm trù thực tiễn. Trong khi vạch ra căn nguyên, nguồn gốc dẫn đến những hạn chế, sai lầm của chủ nghĩa duy vật, kể cả chủ nghĩa duy vật Phoiơbach và của chủ nghĩa duy tâm, Mác đã đề xuất tư tưởng của ông về thực tiễn với nội dung, ý nghĩa rất quan trọng.

Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu từ trước cho đến nay của mọi chủ nghĩa duy vật là sự vật, hiện thực, cái có thể cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan”[16;370]. Thông qua việc chỉ ra những thiếu xót của Phoiơbăc và chủ nghĩa duy vật trước kia, Mác hiểu thực tiễn là “hoạt động cảm giác của con người”, tức là hoạt động vật chất khách quan, đồng thời nó không chỉ được “nhận thức dưới hình thức khách thể” mà còn được nhận thức cả về mặt chủ quan, chủ thể nữa”[16;375-376]. Mác cũng hiểu rằng thực tiễn là hoạt động “cách mạng”, hoạt động “thực tiễn phê phán”[16;377]. Như vậy, ở đây có thể thấy Mác đã chỉ ra được những đặc điểm, đặc trưng của thực tiễn đó là: a) Thực tiễn là hoạt động cảm tính, cảm giác được của con người, nghĩa là hoạt động có tính vật chất, khách quan và có thể cảm giác được; b) Hoạt động này không chỉ được hiểu, được thừa nhận về mặt khách thể, đối tượng, mà cả về mặt chủ quan, chủ thể, nghĩa là được hiểu, được thừa nhận là quan hệ chủ thể-

khách thể; c) Thực tiễn là hoạt động bản chất, hoạt động “thực chất” của con người, xã hội; d) Thực tiễn còn là hoạt động “cách mạng”, hoạt động “thực tiễn- phê phán”. Với việc xác định những đặc trưng cơ bản của thực tiễn như thế, Mác đã xây dựng xong một khái niệm( phạm trù) rất cơ bản, có ý nghĩa là xuất phát điểm trong toàn bộ hệ thống triết học của ông, đó là khái niệm( phạm trù) thực tiễn. Từ đây, ông thấy được thực tiễn có vai trò là điểm xuất phát, tiêu chuẩn của chân lý: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình”[16; 375].

Với việc hình thành quan điểm đúng đắn về thực tiễn, thấy được vai trò quyết định của thực tiễn đối với sự biến đổi xã hội, đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong triết học Mác, làm cho triết học Mác khác hẳn với triết học Phoiơbắc và với mọi chủ nghĩa duy vật cũ. Bởi vì, chủ nghĩa duy tâm nói chung phủ nhận tính hiện thực khách quan của thực tiễn, còn chủ nghĩa duy vật cũ nói chung thì lại không thấy tính hiện thực của chủ thể và của quan hệ chủ thể- khách thể của thực tiễn. Quan niệm về thực tiễn rất có ý nghĩa đối với việc hình thành quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác. Sự phát triển đến độ chín muồi của nó đã làm thành nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn- nguyên tắc cơ bản của sáng tạo lý luận khoa học. Hơn nữa, theo quan điểm của Mác, lý luận tiên tiến, khoa học chỉ được sáng tạo xuất phát từ thực tiễn cách mạng.

Chính nhờ việc nhận thức được vai trò của thực tiễn, gắn liền lý luận với thực tiễn, hiểu thực tiễn là thực tiễn cách mạng và giải thích các vấn đề xã hội dựa trên cơ sở của quan điểm duy vật biện chứng mà triết học Mác khác về chất so với các triết học trước kia. Mác khẳng định:

“Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới bằng những cách khác nhau, nhưng vấn đề là phải cải tạo thế giới”16;377].

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 79)