Quan điểm về lợi ích

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 73)

NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1842 ĐẾN

2.3.2. Quan điểm về lợi ích

Một trong những tư tưởng quan trọng của Mác và Ănghen trong tác phẩm này là quan niệm về lợi ích. Nhờ việc nghiên cứu kinh tế chính trị học, phân tích mối quan hệ giữa người với người để làm rõ khái niệm xã hội dựa trên quan niệm về lao động, bản chất của quá trình lao động trong “Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844”, nên Mác đã dần dần làm sáng tỏ

chính bản thân ông phải thừa nhận rằng ông rất lúng túng khi động chạm đến nó.

Khi bình luận quan điểm của Pruđông cho rằng “lợi ích” không nhằm ‘gạt bỏ” người khác, mà nhằm sử dụng và phát huy lực lượng của mình, lực lượng bản chất của mình, Mác và Ănghen viết: “Vật thể, với tư cách là sự tồn tại vì con người, với tư cách là sự tồn tại vật thể của con người thì đồng thời cũng là sự tồn tại hiện có của con người vì người khác, là quan hệ người của anh ta đối với người khác, là quan hệ xã hội của người đối với người”. Như vậy, theo Mác và Ănghen, lợi ích chính là lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế, vì nó tồn tại dưới hình thái vật thể, nó không phải là vật thể vu vơ mà là của con người, tồn tại vì con người, vì người sở hữu nó và người khác; lợi ích còn là quan hệ người của người này đối với người khác, là quan hệ xã hội của người đối với người, nó biểu hiện, khẳng định tính người của con người. Ở khía cạnh này ta có thể hiểu rằng cái vật thể được xem là lợi ích ấy chính là sản phẩm hoạt động của con người, nó kết tinh, đối tượng hóa bản chất con người, tính người, mà những phẩm chất, bản chất này lại là tổng hợp những quan hệ xã hội vốn có của con người. Cái sản phẩm ấy chỉ trở thành lợi ích khi đặt trong quan hệ giữa con người với nhau, làm cơ sở cho việc xác lập quan hệ giữa con người với con người. Để tồn tại con người phải dựa vào sản phẩm, do dó người ta quan hệ, trao đổi tính người cho nhau để sản xuất ra các sản phẩm đó. Vì vậy lợi ích ở đây không nên hiểu là bản thân quan hệ con người, mà là cái mang quan hệ, làm cơ sở cho việc xác lập các quan hệ xã hội. Quan niệm này đã được Mác và Ănghen làm rõ hơn trong luận điểm “Mỗi một cảm giác của anh ta đều buộc anh ta phải tin ở sự tồn tại của thế giới và các cá nhân khác ở bên ngoài anh ta; thậm chí chiếc dạ dày tội lỗi của anh ta cũng hàng ngày nhắc nhở anh ta rằng thế giới bên ngoài anh ta

không phải là trống rỗng; mà trái lại thực sự là cái nhét đầy dạ dày anh ta. Mỗi hoạt động của bản chất của anh ta, mỗi đặc tính của anh ta, mỗi bản năng sinh hoạt của anh ta, đều trở thành một nhu cầu, thành một nhu cầu biến tính tự yêu mình của anh ta thành sự yêu thích của anh ta đối với những vật khác và những người khác ở bên ngoài anh ta. Nhưng vì nhu cầu của mỗi cá nhân riêng biệt không có một ý nghĩa hiển nhiên nào đối với một cá nhân vị kỷ khác có tư liệu thỏa mãn nhu cầu đó, nghĩa là không có quan hệ trực tiếp nào với sự thỏa mãn nhu cầu, nên mỗi cá nhân đều buộc phải xây dựng mối quan hệ đó bằng cách là đến lượt mình lại làm kẻ môi giới giữa nhu cầu của người khác với đối tượng của nhu cầu đó. Như vậy chính tính tất yếu tự nhiên, chính đặc tính của con người, mặc dù chúng biểu hiện thành hình thức tha hóa như thế nào đi nữa, chính lợi ích là cái liên kết các thành viên của xã hội thị dân lại với nhau”[9; 183].

Có thể thấy rằng luận điểm này thể hiện khá rõ tư tưởng của Mác xem lợi ích là cái khách quan, cái vật thể ở ngoài con người, và nhu cầu con người, nhưng nó là cái thỏa mãn nhu cầu con người, là cái trong cuộc sống con người cần đến nhưng không phải lúc nào nhu cầu ấy cũng được thỏa mãn một cách trực tiếp, mà gián tiếp thông qua mối quan hệ. Mác khẳng định rằng lợi ích là cái liên kết các thành viên của xã hội thị dân lại với nhau. Tư tưởng này đã được đề xuất trong “Bản thảo kinh tế- triết học” và trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” nó đã được cụ thể hơn. Với tư tưởng về lợi ích, quan niệm của Mác về xã hội đã được làm sáng tỏ hơn.

Từ chỗ khẳng định lợi ích kinh tế là cái “liên kết các thành viên của xã hội thị dân lại với nhau”, Mác và Ănghen đã khẳng định “mối liên hệ hiện thực giữa họ với nhau là đời sống thị dân chứ không phải là đời sống

chính trị. Vậy thì cái liên kết các nguyên tử của xã hội thị dân không phải là nhà nước mà chính là sự thật sau đây: chúng chỉ là nguyên tử trong quan niệm, trong bầu trời của trí tưởng tượng của mình, còn trong thực tế chúng là những thực thể khác hẳn với nguyên tử, chúng không phải là những kẻ kỷ vị thần thánh, mà là những con người vị kỷ. Ngày nay, chỉ có sự mê tín về chính trị mới cho rằng: “ Nhà nước phải củng cố đời sống thị dân, trong khi thực ra thì chính đời sống thị dân phải củng cố nhà nước”[9;183,184]. Mặc dù ở đây chưa nêu quan niệm về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng như đúng tên gọi sau này, nhưng Mác và Ănghen đã thể hiện rõ tư tưởng duy vật lịch sử là hoạt vật chất quyết định các lĩnh vực nhà nước, chính trị. Tư tưởng này đã giải thích rõ hơn, cụ thể hơn quan niệm của Mác về mối quan hệ giữa xã hội công dân, gia đình và nhà nước trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”. Đây là điều dễ giải thích vì nó chính là kết quả của việc nghiên cứu kinh tế chính trị học, được thể hiện trước hết trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844”.

Như vậy, nội dung cơ bản của tư tưởng của Mác và Ănghen về lợi ích là xem lợi ích chính là sản phẩm hoạt động của con người, nó kết tinh, đối tượng hóa bản chất con người, tính người của con người. Cái sản phẩm ấy chỉ trở thành lợi ích khi nó thuộc về sở hữu của người nào đó, liên quan đến nhu cầu nào đó, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó và được đặt trong quan hệ giữa con người với nhau, làm cơ sở cho việc xác lập các quan hệ giữa họ. Vì vậy, người ta quan hệ với nhau, trao đổi tính người cho nhau chính là nhờ thông qua sản xuất và trao đổi các sản phẩm ấy. Do đó, không nên hiểu lợi ích là bản thân quan hệ xã hội, mà là cái mang quan hệ, làm cơ sở cho việc xác lập các quan hệ xã hội. Quan niệm về lợi ích ở đây đã làm sáng tỏ, cụ thể hơn quan niệm về xã hội, quan hệ xã hội

được nêu trong “Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844”. Phải khẳng định rằng nhận thức về các quan hệ xã hội, về xã hội mà thiếu quan niệm về lợi ích, thì nhận thức ấy về cơ bản vẫn mang tính trừu tượng. Với quan niệm về lợi ích như thế, Mác và Ănghen đang hướng tới việc nhận thức ra quan hệ lợi ích( lợi ích kinh tế) là quan hệ xã hội cơ bản và thấy nó không chỉ đơn thuần là quan hệ vật chất, kinh tế mà quan trọng hơn, còn là quan hệ về mặt con người, tính người của con người với nhau, là quan hệ biểu hiện, khẳng định tính người của con người. Quan niệm của Mác và Ănghen về lợi ích là một nhận thức triết học về lịch sử, chứ không phải là quan niệm của kinh tế học hoặc của những quan niệm xã hội khác và nó được xem như cái chìa khóa để hiểu bản chất của các quan hệ xã hội, lịch sử. Chính những hiểu biết về xã hội, về các mối quan hệ xã hội và về lợi ích này là tiền đề vững chắc cho Mác xây dựng quan niệm cụ thể hơn về bản chất con người sau này. Tuy vậy, cũng phải thấy rằng ở đây, quan niệm của Mác và Ănghen về lợi ích chưa phải đã có được nội dung xác định, khi một số khái niệm cơ bản của triết học khoa học về lịch sử, nhất là khái niệm quan hệ sản xuất chưa hình thành.

Như vậy, trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” Mác và Ănghen đã đề xuất được những tư tưởng cơ bản và quan trọng của triết học về lịch sử. Tuy quan niệm về lợi ích chưa hoàn toàn có nội dung xác định và toàn diện nhưng nó được xem như cái chìa khóa để hiểu biết bản chất của các mối quan hệ xã hội giữa người với người. Việc phát hiện và khẳng định quần chúng là lực lượng cơ bản của cách mạng và hoạt động thực hiện lợi ích của họ là động lực cơ bản của cách mạng là một nội dung rất cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nó đã khắc phục được khuyết điểm căn bản của triết học trước kia vì “những lý luận trước kia không nói đến chính ngay hành động của quần chúng nhân dân”[ 41;68]. Ở đây Mác và

Ănghen cũng đã “tiến sát đến tư tưởng cơ bản của chủ nghiã duy vật lịch sử- tư tưởng về quan hệ sản xuất”. Ta thấy rằng toàn bộ những tư tưởng duy vật lịch sử của Mác và Ănghen trong tác phẩm “ Gia đình thần thánh” đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng lên hệ thống quan điểm duy vật lịch sử nói riêng và triết học Mác- Lênin nói chung. Nó thể hiện một bước tiến mới trong quá trình đề xuất những tư tưởng triết học duy vật về lịch sử.

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 73)