Những tư tưởng triết học về lịch sử thể hiện trong “Lời nói đầu” của tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 46)

NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1842 ĐẾN

2.1.2. Những tư tưởng triết học về lịch sử thể hiện trong “Lời nói đầu” của tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của

đầu” của tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”

Năm 1843, Mác sang Paris. Tại đây ông đã trực tiếp chứng kiến đời sống và cuộc đấu tranh công nhân Paris và tác phẩm Lời nói đầu của cuốn “ Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” đã ra đời. Tác phẩm được Mác viết vào cuối năm 1843- tháng Giêng 1844 tại Paris và được đăng vào tháng 4 năm 1844 trên “Niên giám Pháp- Đức”. “Lời nói đầu” không phải là một tác phẩm riêng của C.Mác, mà chỉ là phần dẫn luận cho “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” như tên gọi của bài viết. Tuy vậy nó xứng đáng được giới thiệu riêng do tính bước ngoặt về cơ sở thế giới quan và phương pháp luận hàm chứa trong đó. Tác phẩm có nội dung và ý nghĩa như một tác phẩm độc lập, trong đó thể hiện những tư tưởng triết học rất sâu sắc và quan trọng đặc biệt là tư tưởng duy vật về lịch sử.

2.1.2.1. Quan điểm về con người và bản chất con người

Như đã biết, quan niệm về con người là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mặc dù trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” cũng như “Lời nói đầu” của nó, Mác mới chỉ có tư tưởng ban đầu về bản chất con người, song ngay từ đầu ông đã thể hiện việc xem xét con người một cách toàn diện, hiện thực, cụ thể chứ không phải trừu tượng như các nhà triết học trước kia. Quan điểm này thể hiện rất rõ ở luận điểm: “Con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu ở đâu đó ngoài thế giới, con người chính là thế giới

con người, là nhà nước, là xã hội”[8;569]. Như vậy ở đây Mác thấy con người là một tồn tại sinh động, đa diện, nó chính là thế giới con người, nhà nước, xã hội, quần chúng nhân dân, những chúng sinh bị áp bức, là giai cấp, dân tộc, nhân loại; con người còn là con người nhục thể và con người tinh thần. Quan điểm xem xét này còn được thể hiện rõ hơn trong nhận thức của Mác về bản chất con người. Về bản chất con người, Mác không xem nó một cách ảo tưởng, thuần túy tinh thần, trừu tượng mà đã hiểu nó một cách hiện thực. Chính từ sự nhìn nhận con người như vậy, cho nên Mác đã có tư tưởng tiến bộ, đề cao sự tồn tại của con người, và hiểu rằng cần phải tiến đến lật đổ sự áp bức bóc lột đối với con người. Mác khẳng định: “Người là sinh vật tối cao đối với con người, do đó dẫn đến cái mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi phải lật đổ tất cả những quan hệ trong đó con người là một sinh vật bị làm nhục, bị nô dịch, bất lực, bị khinh rẻ- những quan hệ mà không gì có thể diễn tả hay hơn lời nói của người Pháp về dự án thuế nuôi chó: những con chó tội nghiệp kia! Người ta muốn đối sử với chúng mày như đối sử với con người”[8;581]. Chính quan điểm xem xét này đã giúp Mác chỉ ra một trong những bản chất đặc trưng của con người thể hiện trong những phân tích của ông về bản chất, nguồn gốc của tôn giáo. Ông thấy sự thống trị của tôn giáo chính là biểu hiện của việc con người đã đánh mất mình, đánh mất bản chất con người hiện thực và thay thế nó bằng bản chất hư ảo. Đấy là lúc con người bị làm nhục, không còn “tự xoay quanh” bản thân mình, nghĩa là không ai làm chủ được cuộc sống và bản thân mình nữa. Do đó, phải làm sao cho con người quay về với đời sống hiện thực, tìm lại bản thân mình, tức là để con người “tự xoay quanh mình” và vì thế, bản chất con người chỉ có thể tìm thấy trong tư cách con người là thực thể tự do, làm chủ cuộc sống của mình, không bị tôn giáo và chính con người áp bức. Những hiểu biết này về bản

chất con người mặc dù chỉ biểu hiện ra trong những nhận thức về tôn giáo và được hiểu dưới hình thức phủ định, nghĩa là bản chất con người được nói đến như là sự “đánh mất” nó chứ không phải như bản chất ấy đang hiện diện, nhưng vẫn cho thấy đặc trưng bản chất của con người là sự làm chủ của nó đối với thế giới, xã hội và bản thân. Tuy nhiên, ở đây Mác chưa giải thích rõ cơ sở lịch sử nào làm cho con người có thể “tự xoay quanh” bản thân mình, tức là chưa làm sáng tỏ thực sự cái “phẩm chất xã hội” của con người đã được Mác nêu lên ở tác phẩm trước, mặc dù ông nhiều lần nói đến “con người hiện thực”, “tính hiện thực” của con người và bản chất con người.

2.1.2.2. Quan điểm về cách mạng xã hội

Xuất phát từ quan điểm duy vật, đặc biệt là về con người như trên, Mác đã nêu tư tưởng về cách mạng xã hội. Tư tưởng cơ bản của Mác về cách mạng xã hội là xem mục đích của cách mạng xã hội là “giải phóng con người”, giải phóng nhân loại, nghĩa là cải tạo xã hội theo chủ nghiã cộng sản. Mặc dù khái niệm “giải phóng nhân loại” còn mang dấu vết của chủ nghĩa nhân bản của Phoiơbắc nhưng với thuật ngữ ấy, Mác đã chỉ ra điều mà Phoiơbắc chưa thể nói tới: xóa bỏ chế độ tư hữu, cách mạng xã hội chủ nghĩa”[39;480]. Ông nói rõ hơn rằng mục đích của cách mạng là giải phóng quần chúng lao động khỏi tình trạng bị áp bức, bóc lột, tiến đến giải phóng toàn thể xã hội. Mác viết: “Dựa trên tình hình là một bộ phận của xã hội công dân tự giải phóng mình và đạt tới sự thống trị phổ biến, trên tình hình là một giai cấp nhất định xuất phát từ địa vị riêng của mình, tiến hành giải phóng toàn thể xã hội”[8;584]. Theo Mác, việc đập tan, xóa bỏ trật tự xã hội cũ, xã hội mà ở đó con người bị nô lệ, áp bức, bóc lột chính là nhiệm vụ của cách mạng xã hội. “ Nước Đức, sự nghèo nàn đó của nền chính trị hiện đại, được dựng lên thành một thế giới riêng,

không thể đập tan được những chướng ngại đặc thù Đức nếu không đập tan những chướng ngại chung của nền chính trị hiện đại”[8;584].

Trong tác phẩm này, Mác còn đưa ra những luận điểm kinh điển, nêu lên một cách thiên tài các vấn đề thuộc nội dung quan điểm duy vật lịch sử, đề cao vai trò của cách mạng trong sự biến đổi xã hội. Ông viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”[8;580]. Sau đó Mác lại nói: “ Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình và chỉ cần sấm sét của tư tưởng đánh một cách triệt để vào cái mảnh đất của nhân dân còn nguyên vẹn ấy là việc giải phóng người Đức thành con người sẽ hoàn thành”[8;589]. Ở đây ta thấy trước hết Mác thấy được tính tất yếu của bạo lực cách mạng và đề cao vai trò của lý luận triết học. Với ông, lý luận không chỉ phản ánh nhu cầu, địa vị hoạt động của quần chúng, mà nó còn có khả năng thâm nhập vào quần chúng và trở thành lực lượng vật chất. Lý luận có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng liên kết các cá nhân thành cộng đồng, tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn của quần chúng trong cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội. Ông cũng nhìn thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong cách mạng xã hội, nhận thấy họ không chỉ là lực lượng bị áp bức, nô dịch bị thống trị cả về vật chất lẫn tinh thần mà còn là một bộ phận to lớn của xã hội công dân, là “lực lượng vật chất”, lực lượng nòng cốt của cuộc cách mạng khi được ánh sáng tư tưởng lý luận tiên tiến dẫn đường, khi lý luận ấy “thâm nhập vào quần chúng”. Quan điểm trên tiếp tục được khẳng định thông qua luận điểm nói về giai cấp vô sản: “Giai cấp ấy thân thiện với toàn bộ xã hội và hòa mình với toàn xã hội, được xã hội ấy thừa nhận

là đại biểu chung của xã hội…những yêu cầu và quyền lợi của giai cấp ấy, trong đó giai cấp ấy thật sự là khối óc và trái tim của xã hội. Chỉ có vì những quyền lợi chung của xã hội thì một giai cấp cá biệt mới có thể đòi hỏi thống trị phổ biến được”[8;585]. …Những luận điểm trên còn cho thấy rõ tư tưởng của Mác về lực lượng và động lực cơ bản của cách mạng xã hội, đồng thời là tư tưởng về sự thống nhất biện chứng của tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Ngoài ra, trong tác phẩm này Mác cũng bàn đến nguyên nhân của cách mạng xã hội. Nguyên nhân của cách mạng xã hội được Mác chỉ ra đó là sự lỗi thời, không còn phù hợp của xã hội cũ, đòi hỏi phải có một trật tự xã hội mới thay thế, đó là nhu cầu thoát ra khỏi tình trạng áp bức bóc lột trong xã hội của quần chúng nhân dân, rằng “ở Đức, nơi mà đời sống thực tiễn không có nội dung tinh thần, cũng như đời sống tinh thần không có sự liên hệ thực tiễn, thì không một giai cấp nào của xã hội công dân cảm thấy nhu cầu giải phóng phổ biến, chừng nào địa vị trực tiếp của nó, sự cần thiết vật chất, những xiềng xích của bản thân nó chưa buộc nó phải làm như vậy”[8;587-588]. Bên cạnh đó, Mác cũng cho thấy rằng, thực tế lạc hậu của nước Đức so với các nước khác cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhu cầu về một cuộc cách mạng xã hội để chuyển sang một hình thái kinh tế- xã hội mới tiên tiến hơn. Thực tế là nước Đức đã trở nên quá lỗi thời so với các dân tộc hiện đại là Anh, Pháp và đang đứng trước nguy cơ tụt hậu, bởi vì người Đức đang đòi “tự do”. Từ chỗ tìm hiểu nguyên nhân của cuộc cách mạng, Mác đã chỉ ra phương thức tiến hành cách mạng là, nó phải được tiến hành một cách hiện thực, thực tiễn, coi như “một phương tiện duy nhất” để thực hiện các nhiệm vụ lịch sử.. Cụ thể nó phải dùng đến “nhân tố thụ động”, nhân tố vật chất, phải sử dụng sức mạnh của quần chúng nhân dân có tổ chức và có lý luận tiên tiến dẫn

đường, nghĩa là phải thấy “vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”[8;580]. Những luận điểm về phương thức tiến hành cách mạng đã cho thấy rõ tư tưởng về bạo lực cách mạng và tính tất của nó. Bạo lực cách mạng chính là hoạt động của quần chúng nhân dân được tổ chức, được vũ trang. Như vậy, Mác đã nhận thấy vai trò của cách mạng xã hội là thực hiện lợi ích của quần chúng nhân dân, là đáp ứng nhu cầu của con người được sống trong tự do, không bị áp bức bóc lột, thoát khỏi sự lạc hậu về kinh tế, chính trị, văn hóa…

2.1.2.3. Quan điểm về bản chất, nguồn gốc, chức năng của tôn giáo và cuộc đấu tranh chống tôn giáo

Ngoài những tư tưởng duy vật lịch sử nêu trên, ta còn phải kể đến những tư tưởng có tính chất kinh điển về tôn giáo được Mác nêu ra trong tác phẩm này.

Nói về nguồn gốc của tôn giáo Mác chỉ ra rằng chính “Con người đã sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người”. Nguồn gốc của tôn giáo không phải là hiện thực xã hội nói chung, mà là hiện thực nơi con người bị đầy ải, bất lực, nơi con người khi “chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để đánh mất bản thân mình một lần nữa” vì “bản chất con người không có tính hiện thực thật sự”. Nó là sự biểu hiện bản chất không có tính hiện thực thật sự của con người, là “tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức” Con người không được hiểu theo nghĩa nào khác hơn là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội, “tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc

đã lại để mất mình một lần nữa” [8;569]. Như vậy ở đây Mác thấy tôn giáo chính là “thế giới quan lộn ngược”, nghĩa là nó không phải là sự phản ánh thế giới nói chung, mà là phản ánh “thế giới lộn ngược”, cái thế giới mà trong đó con người không phải là chủ nhân của nó, cũng như của chính mình, mà là thế giới ở đó con người đã đánh mất bản thân mình, là thế giới mà chính những điều hư ảo do con người tạo ra lại chi phối chính họ. Tôn giáo chính là “ảo tưởng” của “tình cảnh đang cần có ảo tưởng”. Vậy một khi con người làm chủ được thế giới, làm chủ được chính mình, thì thế giới sẽ không còn là “thế giới lộn ngược” và do đó cũng sẽ không còn “ thế giới quan lộn ngược”. Đây là quan điểm rất đặc sắc của Mác về bản chất của tôn giáo khi ông xem tôn giáo như là thế giới quan lộn ngược . Bởi vì Mác hiểu con người chính là “thế giới con người”, là “xã hội”, mà con người lại sáng tạo ra tôn giáo, ra tất cả những gì thuộc về nó, nghĩa là nó là chủ của thế giới, của bản thân mình. Do đó, bản chất tôn giáo chính là phản ánh sự biến dạng của con người, phản ánh tính người, bản chất con người với tư cách chủ thể của xã hội và của chính mình, đã bị đánh mất. Nó là sự biểu hiện bản chất không có tính hiện thực thật sự của con người.

Mác đã chỉ ra nguồn gốc của tôn giáo cả về vật chất và tinh thần. Về nguồn gốc vật chất, tôn giáo nảy sinh từ thế giới chúng sinh bị áp bức, bị đầy ải đến bất lực, cùng khốn, bị tha hóa, là “trật tự không có tinh thần”, là “thế giới không có trái tim”, một “sự nghèo nàn hiện thực”. Như vậy, nguồn gốc vật chất của tôn giáo không phải là hiện thực xã hội nói chung, mà là hiện thực nơi con người bị đầy ải, bất lực, là nơi con người buộc phải cần đến ảo tưởng tôn giáo làm cứu cánh. Còn về nguồn gốc tinh thần, tôn giáo chính là “tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức”, là yêu cầu, nhu cầu của quần chúng về một hạnh phúc ảo tưởng, về “những bông

hoa giả”, về một “mặt trời ảo tưởng”, về “lạc thú tinh thần” ảo tưởng, là sự bất lực của chúng sinh trước việc giải quyết các mối quan hệ xã hội hiện có. Quan điểm về nguồn gốc tôn giáo như vậy đã thể hiện rõ tư tưởng của ông về sự quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội. Rõ ràng do điều kiện vật chất, hiện thực xã hội nhất định nên con người đã tự tạo ra cho mình ý thức tôn giáo. Đồng thời tư tưởng này cũng chỉ thấy rõ bản chất tôn giáo là sự phản ánh hư ảo hiện thực.

Do nguồn gốc và bản chất như vậy cho nên tôn giáo có chức năng là đền bù hư ảo, an ủi mơ hồ. “ Tôn giáo chỉ là mặt trời ảo tưởng xoay quanh con người chừng nào con người chưa bắt đầu xoay quanh bản thân mình”[8;570]. Do sự thiếu hụt thực tiễn của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên cũng như trong việc giải quyết các mối quan hệ xã hội,

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w