Tư tưởng về xã hội, lịch sử loài ngườ

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 66)

NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1842 ĐẾN

2.2.2. Tư tưởng về xã hội, lịch sử loài ngườ

Trong “ Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844”, quan niệm của Mác về xã hội trước hết chỉ mối liên hệ giữa con người với con người, giữa người này với người khác, giữa người trước họ và người sau họ về lịch sử, liên hệ ấy có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp. Những liên hệ đó được

Mác xác định là những liên hệ hiện thực, được xác lập trước hết trong quá trình lao động, thông qua những khâu trung gian vật chất là sản phẩm do con người tạo ra. Xã hội còn được hiểu là cái phân biệt với tự nhiên. Một mặt nó là cái được hình thành do quan hệ giữa người với người tạo nên là chính, ( như nhà nước, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo)…mặt khác nó là sự thống nhất của tự nhiên và xã hội. Về mặt này, xã hội tồn tại như là cái hình thức, phương thức mà thông qua đó tự nhiên khẳng định, biểu hiện sự tồn tại của nó, phát huy tác dụng của nó. Bởi vì, “bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với con người xã hội; vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con người, mới là tồn tại của con người đối với người khác và tồn tại của người khác đối với người đó…”[10;170]

Một trong những điểm đặc sắc nhất trong quan niệm của Mác về xã hội là sự phân biệt giữa xã hội và cá nhân. Theo nghĩa này, xã hội hiện ra như một tổng thể, là tập thể, là tổ chức xã hội toàn vẹn, còn cá nhân là bộ phận và chính sự liện hệ giữa các cá nhân làm thành tổng thể ấy. Khi xem “cá nhân là thực thể xã hội”, Mác cho thấy cá nhân chỉ là con người trong chừng mực nó là một thực thể xã hội, tức là nó phải tồn tại, hoạt động trong mối liên hệ với các cá nhân khác thành xã hội, trong chừng mực xã hội là yếu tố, là đặc trưng căn bản của cá nhân. Như vậy trong quan hệ giữa xã hội và cá nhân, xã hội không chỉ là cái tổng thể, cái toàn vẹn so với cá nhân xem như cái bộ phận, thành viên, như các tế bào của nó và là cái đối lập với cá nhân, mà nó còn là yếu tố cấu thành, thậm chí đặc trưng cho cá nhân. Mác giải thích rõ ràng rằng “ngay cả nếu nó không biểu hiện dưới hình thức trực tiếp của sinh hoạt tập thể, được thực hiện cùng với những người khác” thì “mọi biểu hiện sinh hoạt của nó” vẫn “là biểu hiện và sự khẳng định của sinh hoạt xã hội”. Rõ ràng, là khi cá nhân hoạt động

độc lập, thì nó chỉ có thể hoạt động như một con người khi nó mang cái xã hội như yếu tố đặc trưng của nó. Cái xã hội ấy một mặt là sự kết tinh, lắng đọng, tổng hợp các hoạt động và quan hệ xã hội mà cá nhân có vào bản thân cá nhân dưới dạng những tiềm năng vật chất và tinh thần và mặt khác, là sự biểu hiện, lan tỏa, khẳng định của cái được tổng hợp đó trong hoạt động, quan hệ của các cá nhân. Cái xã hội được hiểu như vậy là một tổng thể, một sự tổng hợp, kết đọng theo phương thức nhất định, để rồi biểu hiện ra cũng một cách tổng thể trong các quan hệ xã hội vốn có của cá nhân

Tuy vậy, cần thấy rằng quan niệm của Mác về xã hội nói trên vẫn còn trừu tượng, bởi vì ở đây, tư tưởng về lợi ích, về quan hệ sản xuất vẫn chưa hình thành, nghĩa là Mác vẫn chưa vạch ra được thực chất của quan hệ xã hội.

Nói về lịch sử, Mác đã chỉ ra rằng “toàn bộ cái gọi là lịch sử toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người, sự sinh thành của tự nhiên con người”[16;182]. Luận điểm trên của Mác đã cho thấy cơ sở quyết định sự phát triển của lịch sử loài người chính là quá trình lao động của con người và lịch sử toàn thế giới là kết quả tất yếu của quá trình đó. Do đó, ông hiểu toàn bộ quá trình lịch sử đã qua, cũng như lịch sử toàn thế giới đang diễn ra là quá trình sáng tạo ra chính con người và do chính con người, sự sáng tạo ấy tất nhiên dẫn đến lịch sử toàn thế giới. Như vậy, quan niệm của Mác về sự phát triển con người và xã hội liên quan đến lịch sử nhân loại nói chung. Đồng thời, ông cũng thấy lịch sử ấy không thể tách rời tự nhiên, mà là quá trình tự nhiên sinh thành cho con người, bởi con người. Luận điểm trên thể hiện tập trung tư tưởng của Mác về sự phát triển con người, xã hội.

“ Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844” đã thể hiện một cách khá toàn diện và có hệ thống những tư tưởng duy vật quan trọng về lịch sử. Với việc coi đời sống kinh tế, lao động của người vô sản là đối tượng nghiên cứu, đặc biệt với việc phân tích và khẳng định vai trò quyết định của lao động đối với sự tồn tại, phát triển của con người, xã hội, Mác đã cho thấy rõ ràng sự hình thành hơn tư tưởng cơ bản về lịch sử và với nó ông đã có cơ sở khoa học cho việc xây dựng cụ thể hơn, chính xác hơn những tư tưởng về con người, bản chất con người, xã hội, về qua trình phát triển con người, xã hội, về lịch sử xã hội loài người nói chung. Trong “Bản thảo” tư tưởng về con người, bản chất con người được thể hiện toàn diện sâu sắc, có vị trí và có ý nghĩa là tư tưởng xuất phát của toàn bộ hệ thống tư tưởng. Do đó, những tư tưởng duy vật về lịch sử thể hiện trong “Bản thảo” thể hiện như mầm mống của cả hệ thống lý luận khoa học về lịch sử. Đồng thời, việc tìm hiểu những tư tưởng duy vật này của Mác cho ta thấy đây chính là các bước quan trọng trong quá trình hình thành các quan điểm triết học và khởi thảo những nguyên lý xuất phát của triết học Mác. Những tư tưởng duy vật lịch sử này sẽ còn được Mác phát triển và hoàn thiện hơn nữa ở giai đoạn sau, cụ thể là trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”.

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 66)