Giá trị tiền đề của chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, Anh

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 31)

Các học thuyết xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, Anh với các đại biểu như Xanhximông, S.Phuriê, R.Ôoen cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành triết học Mác.

Henry Xanhximông đã có tư tưởng hợp lý về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về sự phân chia giai cấp trong xã hội, về vai trò của của “giai cấp công nghiệp”…Ông mơ ước xây dựng một xã hội tốt đẹp trong đó đáp ứng được những nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội, trước hết là của giai cấp nghèo khổ nhất và đông đảo nhất…

Phrăngxoa Mari Sáclơ Phuriê đã phê phán chủ nghĩa tư bản một cách sâu sắc ở nhiều khía cạnh như “sự nghèo khổ được sinh ra từ chính bản thân sự thừa thãi”. Khi phân tích sự phát triển xã hội ông cũng có quan điểm biện chứng, khi dự kiến về xã hội mới ông chú ý tới vai trò của tổ chức lao động tập thể và sự thống nhất về lợi ích giữa cá nhân và tập thể. Ông coi trọng vấn đề giải phóng phụ nữ trong giải phóng xã hội nói chung vì theo ông “trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ giải phóng chung”.

Rôbớt Ooen dựa trên học thuyết về bản tính con người làm cơ sở lý luận cho xã hội tương lai. Ông cho rằng, tính cách con người được hình thành thông qua sự tác động qua lại giữa con người với môi trường bên ngoài, trong đó tác động của khách quan có ý nghĩa quan trọng nhất. Đối

với xã hội mới, ông chủ trương thực hiện chế độ công hữu, lao động tập thể, về quyền lợi và nghĩa vụ mọi người đều bình đẳng. Theo ông, ba trở lực cần phải loại bỏ trên con đường thực hiện lý tưởng về xã hội mới đó là chế độ tư hữu, hôn nhân tư sản và tôn giáo.

Như vậy, những nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng đã thể hiện tinh thần phê phán chế độ tư bản chủ nghĩa, bênh vực người nghèo khổ trước những bất công của xã hội và đi đến kết luận phải phủ định xã hội tư hữu về tư liệu sản xuất. Các ông đã nêu lên nhiều luận điểm có giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai. Chủ nghĩa xã hội không tưởng chứa đựng những yếu tố nhân đạo. Tuy nhiên, do xu hướng lịch sử chưa phát triển đến độ chín muồi, do sự phát triển chưa đầy đủ của phương thức xản xuất tư bản chủ nghĩa, của quan hệ giữa vô sản và tư sản, đồng thời do các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng xây dựng lý thuyết của mình trên cơ sở nhận thức và phương pháp luận duy tâm về lịch sử, không xuất phát từ đời sống xã hội hiện thực, từ cơ sở kinh tế, từ quan hệ đối kháng về lợi ích giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản để giải thích tình trạng hiện có của xã hội cũng như việc đề ra các biện pháp khắc phục mà lại xuất phát từ tình cảm, tư tưởng, mong muốn của mình và dựa trên niềm tin cho rằng “lý tính và chính nghĩa” cuối cùng sẽ chiến thắng, sẽ thiết lập được “vương quốc vĩnh cửu” của mình, nên lý luận về chủ nghĩa xã hội của họ rơi vào không tưởng. Lý thuyết như vậy không thể phù hợp với hiện thực, mà chỉ là sự tưởng tượng thuần túy về khả năng, xu hướng của hiện thực mà thôi. Nguyên nhân khác là các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã không tự coi mình là đại biểu của giai cấp vô sản, về thực chất họ vẫn đứng trên lập trường của giai cấp tư sản để giải thích hiện trạng xã hội cũng như trong việc tìm ra giải pháp khắc phục nó.

Nhận thấy những thiếu xót của chủ nghĩa xã hội không tưởng, Mác và Ăngghen đã ý thức được rằng để lý thuyết này có thể trở thành khoa học thì phải phê phán những hạn chế và sai lầm về lập trường giai cấp, về nhận thức và phương pháp luận của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng. Chính sự nhận thức đúng đắn về hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng và phê phán nó, đã tạo tiền đề quan trọng để Mác và Ăngghen ý thức được lợi ích của giai cấp công nhân và theo đó là sáng tạo ra quan niệm duy vật lịch sử, phê phán xã hội tư bản chủ nghĩa và dự kiến một cách khoa học con đường phát triển và những đặc điểm quan trọng của xã hội mới – xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng trong giai đoạn đầu tiên của quan niệm duy vật lịch sử, Mác và Ăngghen cũng chưa ý thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa tiền đề của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Để phê phán một cách có hệ thống lý luận không tưởng về chủ nghĩa xã hội thì phải có hệ thống quan niệm duy vật lịch sử, và phải xây dựng được môn kinh tế chính trị học của giai cấp công nhân. Giá trị tiền đề của chủ nghĩa xã hội không tưởng đối với sự hình thành quan niệm duy vật lịch sử lúc này chính là ở chỗ Mác và Ăngghen nhận thấy ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội không tưởng trong cách đặt vấn đề, trong sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành các trào lưu cộng sản chủ nghĩa, ở chỗ các ông nhận ra nguồn gốc sai lầm của các quan điểm về xã hội, lịch sử lúc đó và thấy sự cần thiết phải phê phán những quan điểm này, nhất là “ hệ tư tưởng Đức”.

.1.3. Nhân tố chủ quan cho sự ra đời triết học Mác

Không thể phủ nhận điều kiện kinh tế - xã hội những năm 40 thế kỷ XIX cùng với tiền đề lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên là những điều kiện, tiền đề không thể thiếu cho sự ra đời triết học Mác. Trong bối cảnh

đó nếu thiếu nhân tố chủ quan là C.Mác và Ph.Ăngghen thì khó có thể khẳng định triết học Mác sẽ xuất hiện.

Một phần của tài liệu Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w