- Những khái niệm cơ bản, những khái niệm thứ yếu; mức độ phức tạp của những
4. Hình thức thảo luận.
+ Hình thức tổ chức dạy học này có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập của cá nhân kết hợp với sự giúp đỡ, sự hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề đặt ra, giúp họ trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước một số đông người.
+ Tổ chức thảo luận có thể tiến hành theo các bước sau:
- Giáo viên nêu lên vấn đề thảo luận ( là những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong chương trình dạy học, qua thảo luận có thể giúp cho học sinh nắm vững những tri thức then chốt nhất của một phần nội dung của bộ môn).
- Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị thảo luận, giao nhiệm vụ cho cả lớp, cho từng nhóm và cho từng HS chuẩn bị báo cáo.
- Học sinh chuẩn bị trong một thời gian nhất định tùy theo nội dung và khối lượng vấn đề thảo luận.
- Tiến hành thảo luận :
GV trình bày ngắn gọn mục đích, yêu cầu và nội dung vấn đề thảo luận.
Học sinh tự nguyện trình bày các ý kiến đã chuẩn bị, có thể chỉ định một, hai học sinh trình bày vấn đề đã chuẩn bị. Những học sinh khác có thể hỏi thêm. Sau khi báo cáo viên trả lời thì cả lớp tiến hành thảo luận, phân tích, kết luận, đánh giá đối với các bản báo cáo.
Khi thảo luận, người điều khiển có thể động viên mọi người phát biểu ý kiến, song cũng có thể chỉ định trong những trường hợp cần thiết.
Khi những người phát biểu tranh luận những vấn đề tản mạn, không trọng tâm hoặc những vấn đề xuôi chiều, giáo viên có thể hướng sự thảo luận trở lại trọng tâm và nêu lên những vấn đề mâu thuẫn để mọi người tham gia thảo luận.
GV tổng kết những ý kiến phát biểu, tóm tắt những vấn đề thống nhất và chưa thống nhất, nhận xét tinh thần, thái độ thảo luận. Nếu cần, giáo viên có thể bổ sung, sửa chữa những sai lầm của báo cáo viên hoặc những người tham gia phát biểu.
Giáo viên có thể nhận xét thêm về tinh thần, thái độ chuẩn bị của cả lớp và của những cá nhân đặc biệt; đánh giá, cho điểm.