Cấu trúc vĩ mô loại bài lĩnh hội tri thức mới:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 26)

- Kiểm tra bằng máy: Ở một số nước hiện nay người ta sử dụng phương pháp kiểm tra bằng máy về chất lượng lĩnh hội tri thức, đặc biệt là về các môn toán và khoa

a) Cấu trúc vĩ mô loại bài lĩnh hội tri thức mới:

+ Tổ chức lớp là công việc phải chú ý trong cả tiết học. Tổ chức lớp vào đầu tiết học là nhằm thu hút sự tập trung chú ý học tập của học sinh ngay khi mới vào tiết học. Có nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức lớp vào đầu tiết học: yêu cầu học sinh đứng dậy khi giáo viên vào lớp, ổn định trật tự lớp, hỏi han tình hình học sinh v.v…

+ Tích cực hóa những kinh nghiệm cảm tính và những tri thức đã có để làm chỗ dựa cho việc nắm tri thức mới. Làm cho học sinh thấy cần phải nhớ lại những kinh nghiệm cảm tính, những tri thức đã biết trước đây để làm điểm tựa cho việc dễ dàng lĩnh

hội tri thức mới, để kích thích hứng thú của họ đối với đề tài, tạo nên sự sảng khoái về mắt cảm xúc. Để thực hiện khâu này có thể nêu lên những câu hỏi hoặc đề ra những bài tập có tính chất là những tình huống có vấn đề. Về hình thức có thể dưới dạng kiểm tra. Việc kiểm tra ở đây có tác dụng kích thích, động viên tính tích cực tái hiện tri thức làm điểm tựa cho việc lĩnh hội tri thức mới.

+ Thông báo đề tài, mục đích của bài học. Khâu này nhằm nâng cao tính mục đích, tính tổ chức trong hoạt động nhận thức của học sinh. Biện pháp có hiệu quả hơn cả là tạo nên tình huống có vấn đề trước khi thông báo đề bài. Giải quyết vấn đề đặt ra lúc đó trở thành mục đích của bài học và đến lúc đó mới thông báo đề bài.

+ Học sinh tri giác tài liệu học tập. Tri giác tài liệu học tập có thể là tri giác cảm tính (tri giác trực tiếp) và tri giác lý tính (tri giác gián tiếp thông qua ngôn từ). Để học sinh tri giác, ý thức rõ ràng, đầy đủ, sâu sắc những dấu hiệu, mối liên hệ và quan hệ chủ yếu của những sự vật hiện tượng thường sử dụng phương tiện trực quan kết hợp với lời nói của giáo viên, với việc sử dụng sách giáo khoa, hoặc tiến hành công tác thực hành, công tác thí nghiệm.

+ Học sinh suy nghĩ những tri thức. Điểm cơ bản của giai đoạn này là học sinh suy nghĩ tìm ra mối liên hệ có tính qui luật của tài liệu học tập và vạch ra bản chất nội tại của những hiện tượng, sự vật trên cơ sở những mối liên hệ đó. Để đạt được điều đó người giáo viên phải chỉ đạo, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh để họ phải sử dụng những thao tác tư duy giải quyết những vấn đề học tập thông qua những phương pháp dạy học như thuyết trình, vấn đáp, sử dụng sách giáo khoa, thí nghiệm….

+ Khái quát hoá và hệ thống hóa sơ bộ tri thức. Ở giai đoạn này, người giáo viên có nhiệm vụ làm cho những tri thức mà học sinh vừa lĩnh hội trong tiết học hòa lẫn với những tri thức mà họ đã lĩnh hội trước đây để tạo thành một hệ thống cấu trúc mới. Phương tiện để thực hiện điều đó là thông qua vấn đáp, lập bảng so sánh, hệ thống hóa, sơ đồ hóa.

+ Tổng kết tiết học. Giáo viên thông báo ngắn gọn những vấn đề học sinh đã lĩnh hội được ở mức độ nào và tinh thần thái độ học tập của cả lớp, đánh giá chung việc học tập của cả lớp và một số cá nhân tiêu biểu.

+ Ra bài về nhà và hướng dẫn việc tự học ở nhà. Công việc này không nhất thiết ở giai đoạn kết thúc của tiết học. Nó có thể tiến hành ở các giai đoạn khác của tiết học tuỳ theo lôgíc của quá trình dạy học. Trong nội dung làm việc ở nhà, cần chỉ rõ những nội dung trong sách giáo khoa cần thực hiện, những tài liệu tham khảo với và phương pháp tự học cụ thể, trình tự thực hiện công việc đó.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w