Hình thức học tập theo nhóm tại lớp.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 34)

- Những khái niệm cơ bản, những khái niệm thứ yếu; mức độ phức tạp của những

2. Hình thức học tập theo nhóm tại lớp.

+ Đặc trưng hình thức học tập theo nhóm tại lớp.

- Là hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó học sinh trong nhóm hoạt động dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm trao đổi những ý tưởng, tri thức, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. - Đặc trưng của hình thức học tập nhóm là sự tác động trực tiếp giữa các học sinh với nhau, sự cùng phối hợp hoạt động của học sinh trong nhóm. Trong hình thức học tập này, không diễn ra sự tiếp xúc trực tiếp thường xuyên giữa giáo viên và học sinh, người giáo viên chỉ tham gia vào công việc của những nhóm riêng rẽ trong trường hợp cần thiết. Vai trò lãnh đạo của người giáo viên thông qua sự chỉ dẫn được đề ra trước khi tiến hành công tác của nhóm. Trong trường hợp giáo viên tham gia vào công tác của nhóm nhỏ thì sự giao tiếp đó chỉ mang tính chất cá nhân hơn là tính chất công việc chung.

- Công tác học tập trong tiết học nhóm có tính chất hoàn toàn khác:

Nhóm báo cáo trước toàn lớp công việc của nhóm mình. Nội dung từng báo cáo đó đối với những học sinh của các nhóm khác là những thông tin mới. Việc học sinh tiếp thu tài liệu học tập tốt đến mức nào phụ thuộc vào chất lượng thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm.

Tính chất tác động lẫn nhau trong lớp cũng biến đổi. Nếu trong hình thức dạy học toàn lớp sự tiếp xúc trực tiếp giữa học sinh ít, thì trong học nhóm khả năng tiếp xúc như vậy tăng lên đáng kể.

Sự đánh giá lẫn nhau trong học nhóm có vai trò rất lớn, học tập nhóm tại lớp là công tác có tính tập thể nhưng cũng đòi hỏi công tác độc lập của từng HS.

Việc học tập cá nhân cũng có những nét mới. Đó không còn là sự lĩnh hôi tài liệu học tập xuất phát từ hứng thú cá nhân, hoặc do sợ kiểm tra, mà có tính tới công tác phối hợp sau này. Vì vậy, phương hướng học tập cá nhân thay đổi, nó có phương hướng xã hội nhiều hơn.

+ Ý nghĩa của hình thức học tập theo nhóm

- Tạo nên môi trường học tập trong đó có sự hợp tác, trao đổi, giúp đỡ tương trợ giữa các thành viên trong nhóm với nhau.

- Tạo nên không khí cởi mở, cảm thông, tự do trao đổi những vấn đề học tập, một bầu không khí hoà hợp cộng đồng.

- Hình thành tinh thần trách nhiệm tập thể cho từng thành viên của nhóm, tránh được tính lười biếng, sao nhãng nhiệm vụ được giao, tránh được sự ghen tị.

- Hình thành thói quen làm việc tự giác, không cần kiểm soát.

- Giúp hình thành kĩ năng tổ chức, giao tiếp, thói quen tự đánh giá vì có điều kiện để so sánh những kết quả của cá nhân, nhận thức rõ những giá trị chân thực của mình.

- Giúp hình thành tính tích cực nhận thức và sự thích ứng nhanh chóng với nhịp điệu làm việc hợp tác trong nhóm.

+ Dạng hình thức học tập theo nhóm tại lớp.

Có hai dạng hình thức học tập theo nhóm tại lớp. Đó là: dạng hình thức học tập theo nhóm thống nhất và có tính phân hóa.

Học tập theo nhóm thống nhất: tất cả các nhóm đều thực hiện những nhiệm vụ

Học tập nhóm phân hóa: những nhóm khác nhau thực hiện những nhiệm vụ khác

nhau trong khuôn khổ đề tài chung cho cả lớp.

+ Vận dụng hình thức học tập nhóm

Việc thành lập nhóm học tập, cần chú ý những điểm sau: - Nhịp điệu làm việc các thành viên gần đồng đều nhau. - Trình độ học lực.

- Trình độ nắm bắt thông tin không chỉ trong nội khóa mà đặc biệt ở cả ngoại khóa.

- Những năng lực khác.

- Mối quan hệ giữa học sinh với nhau.

Do những điểm cần lưu ý đó mà nhóm học tập tại lớp có thể khác nhau tùy theo môn học, thậm chí từng chương, từng chủ đề. Điều đó có nghĩa là nhóm học tập tại lớp

không ổn định.

Số lượng thành viên tối ưu trong một nhóm: nếu căn cứ vào cơ sở tiếp nhận được thông tin mới và đề xuất được ý tưởng thì nên từ 5 đến 7 người, tuy nhiên còn phụ thuộc vào kích thước phòng học, điều kiện bàn ghế và những điều kiện thực tế khác thì hợp lý hơn cả là nhóm 4 người.

+Nội dung học tập nhóm

Những tài liệu, bài tập để học nhóm cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Phải có tính vấn đề, mức độ khó khăn tương đối cao;

- Về cấu trúc: có thể phân ra thành những đơn vị kiến thức tương đối độc lập để những nhóm khác nhau làm việc (đối với dạng nhóm học tập có tính chất phân hoá) và để cho từng học sinh làm việc trong khuôn khổ một nhóm;

- Tài liệu, bài tập phải liên hệ với những nguồn thu nhận thông tin khác nhau từ sách báo, từ vô tuyến truyền hình, truyền thanh, triển lãm, tham quan, kinh nghiệm cá nhân để từng người có thể thể hiện hết những năng lực, hiểu biết của mình, qua đó mà bồi bổ sự hiểu biết cho nhau.

+ Tiến hành tiết học với hình thức học tập nhóm tại lớp

- Giáo viên đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm trước cả lớp. Tùy theo dạng hình thức học tập theo nhóm và đặc điểm của từng nhóm mà nhiệm vụ được phân khác nhau.

- Từng nhóm được sắp xếp ngồi riêng để dễ dàng trao đổi ý kiến, để giáo viên dễ dàng quan sát, động viên hoặc gợi ý trong quá trình hoạt động của nhóm nếu cần.

- Mỗi HS tự lực thực hiện từng nhiệm vụ theo sự phân công, sau đó thông báo cho nhau kết quả thực hiện. Nếu kết quả giữa các thành viên không thống nhất thì thảo luận với nhau để đạt được sự thống nhất chung cho cả nhóm.

- Khi hoàn thành xong nhiệm vụ, nhóm cử người đại diện báo cáo kết quả chung của nhóm trước lớp. Khi đại diện các nhóm trình bày những kết quả công việc trước lớp, nếu cần các nhóm khác có thể chất vấn, thảo luận với nhau đề đi đến kết luận.

+ Vai trò của giáo viên trong học tập nhóm tại lớp

Người giáo viên nên đóng vai trò người cố vấn, người động viên, cổ vũ hoạt động của các nhóm, người hướng dẫn các nhóm học tập làm việc theo các qui tắc dân chủ, hợp tác, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau. Người giáo viên cần tạo cho học sinh cơ hội lĩnh hội tài liệu học tập, mở mang trí tuệ cho nhau. Vì vậy, trong khi các nhóm làm việc:

- Giáo viên quan sát các nhóm, theo dõi xem các nhóm có tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất hay không;

- Xác định những sai lầm mà các thành viên của nhóm mắc phải; trong số sai lầm đó, sai lầm nào là điển hình; những sai lầm nào chưa được khắc phục.

Trên cơ sở đó giáo viên lập kế hoạch hoạt động tiếp theo của mình: đưa những sai lầm điển hình ra thảo luận chung trước lớp, đề nghị nhóm nào đó giới thiệu cách giải quyết nhiệm vụ được giao cho toàn lớp.

Đối với nhóm gặp khó khăn thì giáo viên tham gia vào với tư cách chỉ đạo thảo luận nhằm giải quyết khó khăn đó. Như thế giáo viên có thể dành được sự chú ý nhiều hơn đến những học sinh yếu hơn khi dạy toàn lớp.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w