Hệ thống những hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 25)

- Kiểm tra bằng máy: Ở một số nước hiện nay người ta sử dụng phương pháp kiểm tra bằng máy về chất lượng lĩnh hội tri thức, đặc biệt là về các môn toán và khoa

2. Hệ thống những hình thức tổ chức dạy học

Hệ thống hình thức tổ chức dạy học bao gồm những hình thức sau: - Hình thức bài lớp (hình thức lên lớp).

- Hình thức học nhóm tại lớp. - Hình thức tự học ở nhà. - Hình thức thảo luận.

- Hình thức hoạt động ngoại khóa. - Hình thức tham quan học tập. - Hình thức giúp đỡ riêng.

2.1 Hình thức lên lớp (hình thức bài lớp) + Khái niệm: + Khái niệm:

Hình thức lên lớp là hình thức tổ chức dạy học trong đó suốt thời gian học tập

được qui định một cách chính xác và ở một địa điểm riêng biệt, giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững tài liệu học tập một cách trực tiếp cũng như làm phát triển năng lực nhận thức và giáo dục họ tại lớp.

+Lên lớp có ba dấu hiệu đặc trưng:

- Lớp học có thành phần không đổi trong mỗi giai đoạn của quá trình dạy học. - Giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng học sinh .

- Học sinh nắm tài liệu một cách trực tiếp tại lớp.

+ Điều kiện: số lượng học sinh trong một lớp không thể quá lớn để giáo viên có thể chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp đồng thời có thể chú ý đến những đặc điểm của từng học sinh .

+ Những dạng tổ chức công tác của hình thức lên lớp

Để đảm bảo điều kiện thuận lợi học tập cho học sinh cần sử dụng phối hợp 3 dạng công tác: có tính chất tập thể, có tính chất nhóm - tổ, có tính chất cá nhân. Trong thực

tiễn dạy học hiện nay dạng công tác có tính chất tập thể còn chiếm địa vị thống trị mà chưa chú ý hai dạng tổ chức công tác kia.

+ Các loại bài học:

Căn cứ vào mục đích dạy học và tính chất của nội dung dạy học có thể phân ra 6 loại bài học sau:

- Bài lĩnh hội tri thức mới. - Bài hình thành kĩ năng, kĩ xảo.

- Bài vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

- Bài khái quát và hệ thống hóa tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. - Bài kiểm tra đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

- Bài hỗn hợp.

+Cấu trúc bài học:

Cấu trúc bài học chính là cách tác động tương hỗ của những yếu tố thành phần của bài học, của những nhiệm vụ dạy học và những giai đoạn nhận thức của học sinh. Trong khái niệm cấu trúc của bài học có ba dấu hiệu:

(1) Thành phần, nghĩa là bài học bao gồm những yếu tố hoặc những giai đoạn nào; (2) Trình tự của những yếu tố hoặc những giai đoạn đó;

(3) Mối liên hệ giữa những yếu tố đó. Cần lưu ý:

- Mỗi loại bài có cấu trúc riêng, cấu trúc đó qui định hoạt động của giáo viên và của học sinh, trình tự những hoạt động đó và việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học.

- Để bài học không phải là sự diễn ra một cách ngẫu nhiên những yếu tố trong quá trình dạy học thì bài học phải có cấu trúc không đổi. Song điều đó không có nghĩa là làm cho cấu trúc bài học có tính khuôn sáo, làm hạn chế sự sáng tạo của giáo viên. Vì vậy trong cấu trúc bài học lại phải mang tính động.

- Cấu trúc của bài học còn gồm những yếu tố vĩ mô và những yếu tố vi mô. Tính chất cuả những yếu tố vĩ mô bị qui định bởi những nhiệm vụ cần phải thường xuyên giải quyết trong những tiết học của những loại bài nhất định để đạt được mục đích của tiết học. Cấu trúc vi mô là bộ phận hết sức động của mỗi bài học. Những thành phần của cấu trúc vi mô của bài học là phương pháp, phương tiện, biện pháp dạy học, cách xử lý, chế biến nội dung dạy học kết hợp với nhau thành tổ hợp. Nó qui định trình tự hợp lý những hành động sư phạm của giáo viên và hành động học tập - nhận thức của học sinh. Do đó hiệu quả của mỗi tiết học không chỉ qui định bởi cấu trúc vĩ mô mà còn có cấu trúc vi mô của bài học.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w