- Những khái niệm cơ bản, những khái niệm thứ yếu; mức độ phức tạp của những
Về việc soạn giáo án
+ Giáo viên cần dựa trên kế hoạch dạy học, nội dung sách giáo khoa, trình độ tri thức của học sinh và những điều kiện tiến hành bài giảng cụ thể.
+ Cần phải xác định kiến thức HS cần phải có để lĩnh hội tri thức của tiết học, xác định trình độ tri thức của học sinh và đề ra biện pháp khắc phục tình trạng hổng kiến thức của học sinh (nếu có)
+ Cần dự đoán tiến trình suy nghĩ, những trạng thái tâm lý của học sinh sẽ diễn ra để định những phương án xử lý thích hợp, kịp thời nhằm điều khiển hoạt động nhận thức và những trạng thái xúc cảm của HS.
+ Cần tìm những biện pháp phát huy cao độ tính tích cực độc lập sáng tạo của học sinh trong tiết học nhằm hình thành cho họ năng lực, phẩm chất để có thể học tập liên tục, học tập suốt đời.
+ Cần tìm những biện pháp chỉ đạo cá biệt.
+ Cần xác định những phương tiện dạy học cần thiết và cách sử dụng chúng.
Nguyên tắc chung cần chú ý: giáo án phải giúp giáo viên tổ chức tiết học một
cách mạch lạc, làm cho tiết học đạt được kết quả cao, chứ không vì tính chất hình thức để đối phó với việc kiểm tra chuyên môn của các cấp quản lý.
Đối với những giáo viên mới bước vào nghề thì cần phải trình bày chi tiết về nội dung cũng như phương pháp và biện pháp hoạt động của giáo viên và học sinh. Đối với những giáo viên đã có thâm niên giảng dạy thì có thể lập giáo án tóm tắt. Song dù bất cứ trường hợp nào, thậm chí ngay cả giáo viên dạy lâu năm, có kinh nghiệm, việc soạn giáo án cũng là điều cần thiết và bắt buộc..
Mẫu giáo án (sơ lược): + Ngày … tháng…năm
+ Số thứ tự bài học…Lớp…. + Đề bài…
+ Mục đích yêu cầu:
Kiến thức cơ bản Kĩ năng, kĩ xảo Thái độ
+ Đồ dùng dạy học
+ Tài liệu tham khảo
+ Tiến trình lên lớp
Thời gian ND dạy học và phương tiện HĐ của thầy HĐ của trò
.