- Kiểm tra bằng máy: Ở một số nước hiện nay người ta sử dụng phương pháp kiểm tra bằng máy về chất lượng lĩnh hội tri thức, đặc biệt là về các môn toán và khoa
b) Cấu trúc vĩ mô loại bài hình thành kĩ năng, kĩ xảo.
+ Tổ chức lớp.
+ Tích cực hóa những tri thức lý thuyết và những kinh nghiệm thực hành đã có thể làm chỗ dựa hình thành tri thức và kĩ năng, kĩ xảo mới bằng cách sử dụng phương pháp vấn đáp và ra những bài tập để chuẩn bị cho việc tiếp thu những tri thức và kĩ năng, kĩ xảo mới.
+ Thông báo đề bài, mục đích của tiết học. Cũng như ở loại bài trên, ở giai đoạn này, cần làm cho học sinh ý thức rõ những kĩ năng, kĩ xảo nào cần phải nắm và nắm đến mức độ nào.
+ Luyện tập mở đầu. Cần làm cho học sinh nhớ lại những khái niệm và qui tắc hành động tương ứng để trên cơ sở đó mà thực hiện những bài tập hoặc hành động. Giáo viên có thể nêu lên những câu hỏi, những bài tập tạo cho học sinh những tình huống có vấn đề và giúp họ lần lượt giải quyết. Ngoài ra, để học sinh nắm vững tài liệu lý thuyết, có thể sử dụng phương pháp thuyết trình, phân tích những ví dụ điển hình, phương pháp vấn đáp có tính tái hiện..
+ Luyện tập thử. Đó là việc luyện tập nhằm bước đầu vận dụng những tri thức vừa tiếp thu được. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là biến tri thức thành kĩ năng. Chỉ sử dụng giai đoạn này khi học sinh có thể mắc sai lầm do nắm tri thức chưa vững. Việc luyện tập thử cho học sinh thường đi kèm với việc giải thích bằng lời những thao tác và lập luận một cách ngắn gọn cho những thao tác đó.
+ Luyện tập có tính chất rèn luyện. Việc luyện tập này nhằm hình thành cho học sinh những kĩ xảo trong những điều kiện bình thường, ổn định. Nó khác với giai đoạn luyện tập thử ở chỗ nó đòi hỏi tính tự lực, tính chủ động của học sinh ở mức độ cao hơn, đồng thời tăng mức độ phức tạp khó khăn trong khi luyện tập.
Tùy theo mức độ tính tự lực về mặt nhận thức và về mặt thực hành, người ta phân việc luyện tập có tính chất rèn luyện thành 3 loại: luyện tập theo mẫu, luyện tập theo sự chỉ dẫn, luyện tập theo nhiệm vụ của giáo viên đề ra.
+ Luyện tập có tính sáng tạo. Mục đích của việc luyện tập này là di chuyển một cách sáng tạo những tri thức, hành động vào hoàn cảnh mới, luôn luôn biến đổi. Để luyện tập một cách sáng tạo, không phải chỉ dựa vào những tài liệu có sẵn, mà phải tìm tòi, suy nghĩ tạo nên chúng. Một trong những loại bài tập có tính sáng tạo đó là loại bài tập có tính nêu vấn đề. Về mặt nội dung nó rất gần gũi với những tình huống thường nảy sinh trong cuộc sống của mỗi người. Những bài tập đó có thể có nội dung rất khác nhau, nhưng chúng có một cái chung, đó là việc giải quyết những bài tập đòi hỏi phải sáng tạo.
+ Tổng kết bài học. Ơ giai đoạn này giáo viên nhận xét tình hình học tập của cả lớp và một số học sinh, đánh giá, cho điểm.
+ Ra bài về nhà và hướng dẫn học sinh tự học. Bài tập ở mức độ trung bình, đơn giản hơn những bài tập ở lớp. Về mặt nội dung phải là những bài tập có tính tổ hợp. Về mặt khối lượng có thể chỉ bằng trên dưới một nửa công việc ở lớp. Tất nhiên về nội dung và khối lượng bài tập có chú ý đến trình độ của học sinh giỏi, khá và yếu. Để họcsinh hoàn thành được những bài tập đó giáo viên chỉ cần nêu lên phương hướng chung mà không nên giải thích chi tiết cách giải.