Tăng cường công tác quản lý tài sản nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương (Trang 102)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Tăng cường công tác quản lý tài sản nhà nước

Việc quản lý tài sản nhà nước tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng về cơ bản tuân theo những quy định về quản lý tài sản nhà nước do Nhà nước ban hành. Tài sản mua về được theo dõi trên sổ sách kế toán chặt chẽ và đúng quy định. Các bộ phận, phòng ban khi tiếp nhận, bàn giao phải có trách nhiệm trong việc sử dụng, quản lý và giữ gìn tài sản đó. Bộ phận hành chính theo dõi tài sản về mặt số lượng, chất lượng để có những đề xuất về mua mới, sửa chữa hay nâng cấp tài sản. Tài sản hết khấu hao hay hỏng hóc không sử dụng được đều được nhập về kho để quản lý.

Việc tăng cường công tác quản lý tài sản tại Trung tâm Y tế Cẩm Giàng cần đặt ra một số yêu cầu sau:

- Đối với từng bộ phận, phòng ban, cá nhân sử dụng tài sản cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý đối với tài sản được giao. Khi tài sản đã được giao cho bộ phận chuyên trách hay phòng ban, cá nhân cụ thể thì tài sản đó đã thuộc quyền sử dụng, quản lý của họ và họ phải có trách nhiệm tự bảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quản, giữ gìn để kéo dài thời gian sử dụng tài sản. Thời gian sử dụng tài sản dài hay ngắn là phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm của chính người sử dụng. Mỗi tài sản đều được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi đã hết khấu hao, nếu vẫn còn tốt thì có thể tiếp tục sử dụng. Nhưng một số tài sản khi sử dụng được 1 năm thì phải sửa chữa rất nhiều, cụ thể việc này gây ra sự lãng phí trong việc sử dụng ngân sách, ảnh hưởng đến thu nhập của cán bộ, viên chức và người lao động. Cụ thể, máy soi cổ tử cung được mua từ năm 2009 với giá 49.600.000đ nhưng hầu như không sử dụng, đến khi sử dụng bị hỏng phải sửa chữa với giá rất cao và đến nay không sử dụng được. Qua đó cho thấy đơn vị quản lý và sử dụng máy chưa tốt dẫn đến máy hỏng khi chưa hết thời gian sử dụng.

- Tài sản sau khi giao cho từng bộ phận, phòng ban, cá nhân phải có biên bản bàn giao và ghi rõ trách nhiệm của bên giao cũng như bên sử dụng để làm căn cứ về sau khi quy ra trách nhiệm. Yêu cầu không tự ý điều chuyển tài sản, tránh gây ra hỏng hóc, thất lạc và khó khăn cho người quản lý tài sản. Yêu cầu các bộ phận, phòng ban, cá nhân nâng cao ý thức tự giác, có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản nơi công sở.

- Đổi mới công tác lập dự toán: Việc mua sắm và sửa chữa tài sản được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Lập dự toán cho mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định là rất cần thiết, nhưng phải căn cứ vào yêu cầu thực tế để có kế hoạch chi tiết. Hiện nay, bộ phận tài chính kế toán lập dự toán cho công tác này chủ yếu căn cứ vào số liệu thực hiện năm ngoái và ước sẽ chi trong năm nay, không có cơ sở để lập dự toán chính xác. Vì khi lập dự toán, các bộ phận, phòng ban trong đơn vị chưa phối hợp đầy đủ, không phản ánh hết nhu cầu mua sắm thực tế, khi thấy thiếu mới yêu cầu. Do vậy, công tác lập dự toán luôn bị đặt vào thế bị động, khó khăn trong chủ động nguồn kinh phí. Trước yêu cầu đó, đòi hỏi các bộ phận, phòng ban cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với bộ phận tài chính kế toán để có cơ sở lập dự trù kinh phí, đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

- Khi thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm phải tiến hành đánh giá hiện trạng tài sản cố định và mở sổ theo dõi tăng giảm tài sản cố định. Công việc này hiện vẫn còn lỏng lẻo, chưa được chú trọng.

Một phần của tài liệu Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)