Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương (Trang 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.4.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là một huyện đầu ngõ của tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp huyện Bình Giang và huyện Gia Lộc, phía đông giáp huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương cùng tỉnh. Diện tích: 108,95Km², dân số 121.935 người.

Huyện có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi (Quốc lộ 5A nối liền 2 khu kinh tế lớn là Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, có khả năng phát triển nông nghiệp, có nhiều nông sản (Hành tây, dưa chuột, cà rốt, ớt, cà chua…). Đặc biệt có nhiều khu công nghiệp hoạt động.

Địa hình: Cẩm Giàng có địa hình đặc trưng là đồng bằng.

Khí hậu: Có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với 4 mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông.

Di tích lịch sử: Văn miếu Mao Điền là nơi ghi danh các vị tiến sĩ của tỉnh Đông, là một trong những văn miếu đầu tiên của Việt Nam; có đền thở đại danh y Tuệ Tĩnh, Chùa Giám.

Nguồn nhân lực: Vì là một huyện có nhiều khu công nghiệp ngoài nhân lực của huyện Cẩm Giàng đã thu hút được lực lượng lao động rất lớn từ các huyện trong tỉnh và các tỉnh ngoài về đây.

Giao thông và cơ sở hạ tầng: Cẩm Giàng có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Hệ thống giao thông và đường bộ, đường thủy, đường sắt phân bổ hợp lý, giao lưu thuận lợi tới các huyện và các tỉnh.

Thiên nhiên ưu đãi tạo lợi thế trong việc phát triển kinh tế xã hội, nhưng bên cạnh sự phát triển thì vấn đề phát sinh các tệ nạn xã hội... việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng chống dịch bệnh là một thách thức với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói chung và Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói riêng.

3.2. Thực trạng tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng

3.2.1. Quy trình quản lý tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Bước 1: Lập dự toán thu chi. Bước 2: Thực hiện dự toán. Bước 3: Quyết toán.

Bước 4:Thanh tra, kiểm tra, đánh giá.

3.2.1.1. Lập dự toán thu chi

Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của Trung tâm là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của Trung tâm, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của đơn vị, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của Trung tâm, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư cho Trung tâm.

Các nguồn tài chính của Trung tâm bao gồm:

- Nguồn ngân sách Nhà nước. - Nguồn thu tại Trung tâm.

- Nguồn thu tại trạm Y tế xã, thị trấn.

* Ngân sách nhà nước cấp

Hàng năm Sở Y tế Hải Dương căn cứ vào hoạt động của Trung tâm y tế Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương:

- Dự kiến dự toán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn. - Kết quả thực hiện dự toán năm trước...

Sở y tế ra Quyết định giao dự toán gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên cho đơn vị.

* Nguồn thu tại Trung tâm và 19 trạm Y tế xã, thị trấn

Theo quy định của Bộ Tài Chính, nguồn thu phí lệ phí là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho Trung tâm Y tế quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám, chữa và phòng chống dịch bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên:

+ Trung tâm y tế chủ yếu làm công tác dự phòng vì vậy để làm các dịch vụ Y tế chủ yếu từ: Tiêm phòng dịch vụ vắc xin sinh phẩm, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; học sinh sinh viên, sức khỏe sinh sản...

+ Trạm Y tế là tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu nên phạm vi hoạt động còn hạn chế, chủ yếu khám những loại bệnh thông thường còn những bệnh nặng một chút thì chuyển lên Bệnh viện huyện.

* Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác

Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính phủ Việt Nam quy định là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho Trung tâm Y tế quản lý và sử dụng. Chế độ chi tiêu theo định hướng những nội dung đã định từ phía nhà tài trợ.

* Nội dung chi

- Nhóm I: Chi cho con người

Bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương (được tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp) và các khoản phải nộp theo lương: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho bác sỹ, y tá,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cán bộ công nhân viên của Trung tâm y tế. Nhóm này tương đối ổn định và chỉ thay đổi nếu biên chế khi được cấp trên cho phép.

- Nhóm II: Chi quản lý hành chính

Bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, khánh tiết, xăng xe… Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của Trung tâm y tế. Do vậy, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.

Trước đây, nhóm chi này bị khống chế bởi quy định của Nhà nước với định mức chi nhìn chung rất hạn hẹp và bất hợp lý. Tuy nhiên, trong cơ chế mới đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ căn cứ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của Trung tâm y tế, đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình.

- Nhóm III: Chi nghiệp vụ chuyên môn

Bao gồm chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho công tác khám chữa bệnh; trang thiết bị kỹ thuật; tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, sách, tài liệu chuyên môn y tế… Nhóm này phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của Trung tâm Y tế. Có thể nói đây là nhóm quan trọng, đòi hỏi nhiều công sức về quản lý. Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhà nước ít khống chế việc sử dụng kinh phí nhóm này. Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn có liên hệ chặt chẽ với chất lượng khám chữa bệnh và mục tiêu công tác dự phòng của Trung tâm y tế.

- Nhóm IV: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định

Hàng năm, do nhu cầu hoạt động; do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã xuống cấp. Có thể nói đây là nhóm chi mà các Trung tâm đều quan tâm vì nhóm này có thể làm thay đổi bộ mặt của Trung tâm Y tế (Đặc biệt là Trạm Y tế xã, thị trấn) và thay đổi công nghệ chăm sóc bệnh nhân theo hướng phát triển từng giai đoạn.

Về sửa chữa: nhìn chung các Trạm Y tế đều xuống cấp và đòi hỏi phải sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đặc biệt là xây dựng theo bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Bộ Y tế. Nhưng đây là nhóm được quy định rất chặt chẽ trong từng phần vụ: sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn. Vấn đề đặt ra là phải sửa chữa đúng mức, đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh; đòi hỏi phát huy năng lực quản lý trong nhóm chi này nhằm bảo toàn trị giá vốn trong sửa chữa để có kết quả tốt trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn bỏ ra.

Về việc mua sắm tài sản cố định: Bao gồm tiện nghi làm việc và trang thiết bị phục vụ chuyên môn. Do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị cho khám chữa bệnh ngày càng hiện đại, sử dụng kỹ thuật ngày càng cao. Nhưng hầu hết các trang thiết bị này được sản xuất ở nước ngoài, giá cả tương đối cao.

3.2.1.2. Thực hiện dự toán

Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính bệnh viện. Đây là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong kế hoạch thành hiện thực. Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển bệnh viện. Tổ chức thực hiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị. Do đó, đây là một nội dung được đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính của Trung tâm Y tế huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cẩm Giàng. Việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên độ ngân sách (ở nước ta là một năm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm).

* Căn cứ thực hiện dự toán

- Dự toán thu chi của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trong chấp hành dự toán của đơn vị. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính ngày càng được hoàn thiện. Việc chấp hành dự toán thu chi ngày càng được luật hoá, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của Trung tâm y tế.

- Chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. - Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và nhận được thông báo cấp vốn hạn mức, đơn vị chủ động sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện thu nhận các nguồn tài chính theo kế hoạch và theo quyền hạn.

- Tổ chức thực hiện các khoản chi theo chế độ, tiêu chuẩn và định mức theo do Nhà nước quy định trên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc.

3.2.1.3. Quyết toán

Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí. Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu. Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thể đánh giá hiệu quả phục vụ của chính Trung tâm Y tế, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

làm cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của năm sau.

3.2.1.4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, công tác đánh giá rất được coi trọng trong quá trình quản lý tài chính. Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, những việc gì không đạt gây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rút kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá hiện nay chưa thống nhất và còn nhiều tranh luận và càng khó khăn do tính đặc thù của đơn vị, hoạt động kinh tế của Trung tâm gắn bó hữu cơ với mục tiêu “Công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân”.

3.2.2. Cơ sở pháp lý tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Trung tâm Y tế thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Luật ngân sách nhà nước các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước bao gồm: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP gồm có:

- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

- Thông tư số 59/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60 của Chính phủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được NSNN hỗ trợ và ngân sách các cấp.

Ngoài sự điều chỉnh và tác động của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN, các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của các văn bản sau:

- Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

- Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ tài chính.

- Thông tư số 153/2007/TT-BTC ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC.

- Quyết định số 151/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên.

Điểm đổi mới nổi bật trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 là đơn vị sự nghiệp được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ, sản phẩm với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở

Một phần của tài liệu Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương (Trang 56)