Nhận thức của cán bộ, viên chức và người lao động

Một phần của tài liệu Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.5. Nhận thức của cán bộ, viên chức và người lao động

Khi nhà nước điều chỉnh một cơ chế quản lý để theo kịp sự phát triển của xã hội thì kèm theo đó vấn đề đặt ra là thái độ của những người chịu sự điều chỉnh của cơ chế mới đó như thế nào. Trước khi áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, nhận thức của cán bộ, viên chức và người lao động còn nhiều hạn chế và chưa tích cực: đi làm muộn về sớm, không cập nhật kiến thức mới, chưa năng động sáng tạo trong công việc, lãng phí... Vì vậy, ngay từ khi cơ chế mới ra đời đòi hỏi phải có sự phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến mọi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

người, mọi đối tượng nhất là những người chịu sự điều chỉnh trực tiếp. Chính sự tuyên truyền, phổ biến đó sẽ giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của sự cần thiết phải điều chỉnh cơ chế tự chủ tài chính và tác động của sự đổi mới đó ảnh hưởng tới xã hội cũng như bản thân họ ra sao.

Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính đòi hỏi phải có sự thay đổi nhận thức và hành động của toàn thể bộ cán bộ viên chức và người lao động trong đơn vị. Mỗi người phải từ bỏ cách suy nghĩ trước đây, những cách làm cũ để tiếp nhận cái mới, thừa nhận và áp dụng cái mới trong suy nghĩ và hành động của mình. Người lãnh đạo phải là người tiên phong, thể hiện sự nhận thức đó qua việc làm cụ thể và không ngừng động viên cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị. Phải tuyên truyền, phổ biến cho tất cả mọi người hiểu và thực hiện theo cơ chế mới, đồng thời tổ chức và gửi cán bộ tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt phải quan tâm đến những cán bộ làm công tác tài chính kế toán của đơn vị.

Một phần của tài liệu Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)