Một số đánh giá và các bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương (Trang 44)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.4. Một số đánh giá và các bài học kinh nghiệm

Từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường chúng ta đã có cái nhìn làm thay đổi căn bản trong nhận thức, quan điểm về ngành Y tế. Ngành Y tế được coi là một ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội. Cải cách ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng bệnh, mọi người được hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất và cũng là làm giảm chảy máu chất xám của đội ngũ cán bộ y tế.

Nghị định 43 ra đời tạo điều kiện cho ngành Y tế phát huy được tính chủ động trong hoạt động của mình, cũng như giảm bớt gánh năng cho NSNN. Qua kết quả khảo sát tại Bệnh viện Tim Mạch Hà Nội; Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương ; trung tâm Y tế thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương cho thấy. Các đơn vị đã năng động hơn trong phát triển dịch vụ tăng thu cho đơn vị, tăng công suất giường bệnh. Do quản lý tốt công tác thu chi tại đơn vị nên thu nhập hàng năm được tăng lên, góp phần động viên cán bộ yên tâm công tác, mang tài năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của mình phục vụ nhân dân.

Trước đây mọi người chỉ nghĩ bệnh viện là nơi khám và chữa bệnh còn công tác phòng chống dịch bệnh hầu như không được quan tâm. Từ khi Nghị định 43/NĐ-CP ra đời người dân không những được chăm sóc sức khỏe tận tình, hưởng các dịch vụ tốt hơn phù hợp với khả năng kinh tế mà còn quan tâm hơn đến công tác phòng bệnh bằng cách tiêm phòng các loại vắc xin, nghe truyền thông về các loại bệnh...

Từ việc khảo sát đánh giá một số bệnh viện và trung tâm y tế tôi xin đề xuất các bài học khuyến nghị sau nhằm tối ưu hóa cải cách bệnh viện và trung tâm y tế.

- Phải có kế hoạch, chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể một cách rõ ràng và khả năng đạt được mục tiêu.

- Đánh giá năng lực quản lý như là một tiêu chuẩn để nâng cao tính tự chủ tài chính.

- Phân biệt công việc do Nhà nước giao và các hoạt động dịch vụ của bệnh viện (trung tâm).

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám chữa bệnh của cán bộ.

- Cử cán bộ đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ cũng như công tác quản lý của lãnh đạo tại các bệnh viện (trung tâm) tuyến cao hơn.

- Thực hiện tốt chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

- Củng cố quy chế giám sát và thanh kiểm tra các hoạt của đơn vị.

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ viên chức trong trung tâm (bệnh viện) về 10 điều Y đức.

Tóm lại: Chương 1 tác giả đã trình bày khái quát về cơ sở lý luận và thực tiễn về đơn vị sự nghiệp có thu và cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu “Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương” ta phải trả lời được những câu hỏi sau:

- Nội dung thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong ĐVSN có thu là gì? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và ngành Y tế nói riêng?

- Thực trạng Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ra sao?

- Giải pháp nào giúp Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương tăng cường tự chủ tài chính.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp sử dụng để thu thập số liệu sử dụng trong luận văn này là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

- Chế độ tài chính kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định định 19/ 2006/ QĐ-BTC.

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/ 4/ 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thông tư 71/ 2006/ TT-BTC ngày 09/ 8/ 2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43.

- Báo cáo tài chính của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2013.

- Các báo cáo về nguồn nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các quyết định, quy chế, văn bản tài liệu do Bộ Y tế ban hành. - Các văn bản, quyết định, thông tư... do Bộ tài chính ban hành. - Các báo báo khoa học tại tạp chí tài chính.

- Các tài liệu liên quan khác

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài, thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, sơ đồ,... để đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động, kết quả và thực trạng Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011- 2013. Dựa trên các số liệu được cung cấp từ phòng kế toán Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tài liệu liên quan, từ báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm về công tác thực hiện tự chủ về tài chính. Qua đó, thấy được hiệu quả và thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trạng Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý tài chính của Trung tâm Y tế huyện cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, biểu hiện qua số liệu báo

cáo tài chính hàng năm.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng một một dung tính chất tương tự như nhau.

- Biểu hiện bằng số: Số tiền hay tỷ lệ %.

- Phương pháp so sánh trong kỳ phân tích tài chính là:

+ So sánh số thực hiện kỳ này so với số thực hiện kỳ trước để thấy được sự tốt hay xấu đi về tình hình tài chính như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này so với kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu phản ánh sự tự chủ về tài chính

Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp (%)

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

× 100% Tổng số chi hoạt động

thường xuyên

Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên lớn hơn hoặc bằng 100%. (A≥100%) thì được gọi là đơn vị sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.

Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp có mức tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% đến dưới 100% (10% <A<100%) thì được gọi là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) nếu mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống (A ≤ 10%).

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.

Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp.

- Nguồn thu tài chính:

+ Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp. + Nguồn thu sự nghiệp

+ Thu từ nguồn vốn viện trợ, biếu tặng. + Thu sự nghiệp khác.

- Nội dung chi:

+ Kinh phí hoạt động thường xuyên.

+ Kinh phí hoạt động không thường xuyên. + Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

* Chỉ tiêu phản ánh thu nhập tăng thêm.

Quỹ lương trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức và người lao động được xác định theo công thức:

QTLTT = Lmin x K1 x (K2 + K3 ) x L x 12 tháng Trong đó:

+ QTLTT: Quỹ tiền lương, tiền công tăng thêm

+ Lmin: Mức lương tối thiểu chung hiện hành do Nhà nước quy định

+ K1: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu do Thủ trưởng đơn vị quyết định sau khi xác định được kinh phí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiết kiệm được trong năm

+ K2: Hệ số lương cấp bậc, chức vụ bình quân

+ K3: Hệ số phụ cấp lương bình quân (là các khoản phụ cấp trả hàng tháng theo lương)

+ L: Số biên chế bao gồm cả số lao động hợp đồng trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

- Phát triển nguồn nhân lực qua các năm. - Trình độ học vấn.

- Số lượng, cơ cấu nhân lực. - Chất lượng nguồn nhân lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG TĂNG CƢỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƢƠNG

3.1. Giới thiệu chung về Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dƣơng

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng,

tỉnh Hải Dương

Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng được thành lập theo quyết định số 2375/2008/QĐ-UBND ngày 30/6/2008 của UBND tỉnh Hải Dương, là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hải Dương với tổng biên chế là 125 (Trong đó biên chế tại Trung tâm là 27 và biên chế tại trạm Y tế xã, thị là 95). Đến năm 2013 tổng biên chế là 128 (Trong đó biên chế tại Trung tâm là 33 và biên chế tại trạm Y tế xã, thị là 95).

Có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng để giao dịch và triển khai các hoạt động.

Địa điểm trụ sở chính: Khu 15 - TT Lai Cách - Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương

Trụ sở 19 trạm Y tế xã, thị trấn: Nằm ở 19 xã, thị trấn trong huyện Cẩm Giàng, tỉnh Dương.

3.1.2. Đặc điểm Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

- Được chủ động sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên ngân sách nhà nước cấp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.

- Là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Y tế, có nguồn thu thấp, được tự chủ tài chính về kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Nguồn kinh phí của đơn vị có chung tài khoản giao dịch nhưng được

cấp kinh phí và hạch toán tách riêng đó là: Nguồn kinh phí Trung tâm (Khoản 523) và nguồn kinh phí của trạm Y tế (Khoản 521).

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

3.1.3.1. Chức năng nhiệm vụ

Hiện nay, mô hình bệnh tật của nước ta nói chung và tại các địa phương nói riêng đã có nhiều thay đổi, một số bệnh dịch nguy hiểm ở người mới lạ và có những diễn biến phức tạp đang có xu hướng phát triển và gia tăng như: SATS, Bệnh Tay - Chân - Miệng, Cúm AH5N1, Cúm AH1N1 và gần đây lại xuất hiện Cúm AH7N9 có những biến dạng chủng vi rút và tiềm tàng xuất hiện một số bệnh dịch mới với tốc độ lây lan rất nhanh. Mặt khác sự xuất hiện ngày càng nhiều các bệnh không nhiễm trùng theo mô hình chuyển dịch của các nước đang phát triển như: Bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, béo phì, chấn thương, tai nạn thương tích, ung thư. Đó là những mối đe dọa đến sức khỏe, sự sống của nhân dân.

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh Hải Dương và chính quyền các cấp, hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khống chế tình hình dịch bệnh và công tác bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Trung tâm Y tế Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là trung tâm hạng III (theo phân hạng của Bộ Y tế) trực thuộc Sở Y tế có chức năng:

- Công tác chuyên môn:

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng; chống HIV/AIDS, phòng; chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Quản lý toàn diện các trạm Y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

+ Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế phân công;

+ Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật; - Công tác đào tạo:

+ Đào tạo tập huấn về chuyên môn cho cán bộ Y tế trong đơn vị + Đào tạo và tập huấn về chuyên cho cán bộ y tế thôn đội.

+ Hướng dẫn thực hành cho sinh viên Trường trung cấp Y tế Hải Dương. - Công tác nghiên cứu khoa học về Y học:

Một phần của tài liệu Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)