5. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính
Các lĩnh vực, các ngành gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đòi hỏi phải có sự kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động của lĩnh vực, của ngành đó. Do vậy, kiểm tra, kiểm soát không thể thiếu được tại các đơn vị sự nghiệp, bởi lẽ kiểm tra, kiểm soát tài chính tại các đơn vị sự nghiệp nhằm tăng cường công tác tự chủ tài chính, tăng cường công tác quản lý thu - chi, đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả vốn cao. Đồng thời tăng cường hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của vốn NSNN đầu tư cho hoạt động sự nghiệp, góp phần thực hiện tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiệm, chống lãng phí và tuân thủ các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính gồm có kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng và kiểm tra, kiểm soát nội bộ đơn vị.
1.3.3.1. Kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng
Kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gồm có: thanh tra tài chính, kiểm toán,… Bất kỳ cơ chế quản lý nào khi đặt ra đều được giám sát bởi một hệ thống kiểm tra, kiểm soát, đó là sự giám sát của các cơ quan ngoài đơn vị như cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế…
Hàng năm, các cơ quan thanh tra, kiểm toán,… đều có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát các đơn vị sự nghiệp có thu và có sự trao đổi thống nhất đối tượng sẽ được tiến hành kiểm tra, kiểm soát tài chính, nhằm tránh gây sự trùng lặp, khó khăn cho đơn vị. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của các cơ quan chức năng sẽ có những kết luận, kiến nghị khách quan, đúng đắn và trung thực, giúp cho đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động ngày càng có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.3.3.2. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ đơn vị
Ngoài sự giám sát của các cơ quan ngoài đơn vị như cơ quan thanh tra, kiểm toán,… còn có kiểm tra, kiểm soát nội bộ đơn vị, đó là kiểm soát nội bộ, thanh tra của ngành, của đơn vị chủ quản.
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ đơn vị được tiến hành thường xuyên trong đơn vị, đó là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản lý tài chính của đơn vị đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp có thu. Kiểm tra quy trình lập dự toán thu, chi; kiểm soát quá trình thực hiện thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu nhằm thực hiện việc kiểm tra, giám sát liên tục trong năm đối với các hoạt động tài chính, các nghiệp vụ tài chính phát sinh để có những phát hiện, ngăn ngừa kịp thời những sai sót, vi phạm chính sách, chế độ tài chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong quá trình thực thi các chức năng, nhiệm vụ được giao và sử dụng vốn NSNN đơn vị sự nghiệp sẽ không tránh khỏi những sai sót, gian lận. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính rất cần thiết và quan trọng, bởi kiểm tra, kiểm soát sẽ tìm ra những thiếu sót trong cơ chế quản lý tài chính, ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu, kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính sẽ giúp cho đơn vị sự nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.