Một khảo sát cho thấy rằng các vật nuôi góp phần vào sinh kế của ít nhất 70% người nghèo vùng nông thôn trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều giống vật nuôi đang trong tình trạng bị đe doạ về sự thoái hoá di truyền, vì vậy cần được quan tâm để đảm bảo không liên quan đến các mục tiêu phát triển trong tương lai. Hơn nữa, sự tác động của việc thay đổi cơ cấu năng suất vật nuôi lên môi trường cũng như những vấn đề liên quan cần được quan tâm.
Các loài động vật đã được thuần hoá từ 12 nghìn năm trước. trong số 40 nghìn loài có xương sống trên trái đất, có 40 loài đã được chọn sử dụng cho các mục đích khác nhau của con người trong nuôi dưỡng và thuần hoá. Trong đó chỉ có 14 loài cho năng suất hơn 90% năng suất vật nuôi toàn cầu.
Gần 1,96 tỷ người sống dựa vào sự cung cấp của các vật nuôi cho những nhu cầu cần thiết hàng ngày. Các vật nuôi và sản phẩm của nó cung cấp ít nhất 30% nhu cầu của con người làm thực phẩm và sản xuất nông nghiệp ở những dạng khác nhau như: thịt, sữa, các sản phầm từ sửa, trứng, lông,....Khoảng 250 triệu cá thể động vật cung cấp 60% năng lượng thô cho đất nông nghiệp, trong đó lớn nhất là ở châu Phi và Nam Mỹ, phân của vật nuôi bổ sung khoảng 70% dinh dưỡng cho đất ở các nước đang phát triển.
Các vật nuôi không chỉ cung cấp cho các tiểu nông nguồn thực phẩm mà còn thu nhập của họ. Ở Mali, 78% thu nhập nhận được từ các
trang trại hỗn hợp nhỏ có nuôi động vật. Năng suất thịt toàn cầu cho thấy 54% là từ vật nuôi trong các đồng cỏ, 37% từ hệ thống nuôi công nghiệp và 9% từ hệ thống trang trại hỗn hợp. Các loài vật nuôi có thể thực hiện thành công ở những vùng đất khô hạn hoặc bán khô hạn, nơi mà không phù hợp cho nông nghiệp, năng suất vật nuôi liên tục tăng trong vùng đất khô hạn nhờ các chủ trang trại đã có các phương tiện và áp dụng tốt nhất cho hoạt động đó vừa làm phục hồi các hệ sinh thái. Trong số 14 loài được thuần dưỡng có 3831 giống được tạo ra trong thế kỷ 20. Trong đó có 618 giống chiếm 16% đã bị tuyệt chủng và 15% xếp vào loại nguy cấp. Sự mất mát này là quan trọng. Nhóm gen của vật nuôi là nhỏ bởi vì chỉ có một ít có quan hệ với vật hoang dã, nghĩa là những nhóm bị mất đi có thể không được bù đắp từ các nguồn gen khác.
Sự suy thoái di truyền của vật nuôi có nguyên nhân từ việc thay thế các giống đang được nuôi với một sự chọn lọc nhỏ từ các giống có năng suất cao. Nguyên nhân này không chỉ từ sự thay thế mà còn từ sự tạp giao chéo, sự loại giống thông qua thay đổi hệ thống sản phấm. Sự hạn chế hoặc khuyến khích sử dụng các vật nuôi nào đó hoặc hệ thống sản xuất đã dẫn đến thay đổi giống vật nuôi có tính chiến lược đã làm mất đi các giống địa phương hoặc làm mất các đặc trưng thích nghi của chúng.
Các vật nuôi có thể tác động có lợi cho các đồng cỏ trong những điều kiện tối ưu như:
+ Các loài ăn cỏ có thể làm đa dạng lớp thực vật bề mặt của các vùng đất hoặc đồng cỏ.
+ Hoạt động của vật ăn cỏ thấp hoặc có mức độ ở những vùng bán khô hạn làm tăng khả năng thấm nước trong đất.
Tuy nhiên, chúng cũng có những tác động tiêu cực:
+ Ở những vùng bán khô hạn, cỏ bị suy giảm và đất bị xói mòn có nguyên nhân từ việc chăn thả và sử dụng cỏ quá mức do quần thể vật nuôi quá cao. Điều này có liên quan đến sự tăng định cư của con người đã gây nhiều ảnh hưởng như: tăng cường canh tác lên vùng đất sử dụng cho vật ăn cỏ, khai thác nhiên liệu gổ củi, khai thác quá mức lên vùng đất phục hồi và làm giảm hoạt động của các đàn gia súc.
Ở những nơi có mật độ dân số cao như Đông Á, ở đó mật đô dân số và vật nuôi đều cao và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cao, nguồn dinh dưỡng thu được từ năng suất nuôi công nghiệp và chất thải động vật đã vượt quá khả năng hấp thu của đất và nước, kết quả làm mất đa dạng sinh học, ô nhiễm nước ngầm, gây phú dưỡng hệ thống thuỷ vực và ô nhiễm đất. Ngược lại, số lượng vật nuôi cao trong hệ thống nuôi trồng của các tiểu nông ở Đông Phi và Đông Nam Á lại góp phần tích cực cho sự ổn định của nông nghiệp nhờ vào việc nâng cao dinh dưỡng cho đất và năng lượng thô thông qua sự cung cấp phân từ vật nuôi.
Kinh tế cấp độ lớn bị khủng hoảng trong thời gian từ 1970 đên 1980 đã dẫn đến mất một diện tích lớn của rừng từ sự thay đổi trong chăn nuôi. Ước tính 44% rừng bị tàn phá ở Trung Mỹ là kết quả từ các nông trại ở vùng giáp rừng.
Ở mức độ toàn cầu, hoạt động chăn nuôi góp phần đáng kể các khí CO2, NO2, và CH4, đó là những khí nhà kính gây hiện tượng ấm lên toàn cầu.