4.556 8 Hổ Đông Dương Panthera

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học (Trang 50)

8 Hổ Đông Dương Panthera

tigris corbetti 1.227 1.785 Campuchia 150 300 Trung Quốc 30 40 Lào Malaysia 491 510 Thái Lan 250 501 Việt Nam 200 200 5.000 7.500

(Nguồn: www. IUCN. org) Loài Hổ Amur (Siberi) có thể bị tuyệt chủng trong thời gian tới nếu Trung Quốc không có những biện pháp có hiệu quả tức thời. Trung Quốc vừa qua đã thành lập một khu bảo tồn Hổ để bảo vệ một quần thể chỉ có 6 cá thể. Hổ Ấn Độ (Bengal) số cá thể xuống còn khoảng 3.176 đến 4.556 cá thể và có thể tuyệt chủng trong 10 năm tới do việc săn bắn trái phép ở Ấn Độ để cung cấp cho nhu cầu "cao hổ cốt" ở Trung Quốc.

Loài Hổ Đông Dương có số lượng cá thể dao động từ 1.227 tới 1.785 cá thể phân bố chủ yếu trong điểm nóng Indo - Burma. Sự phân bố của loài Hổ Đông Dương tập trung ở Thái Lan (với số lượng cá thể từ 250 - 501 cá thể). Loài này cũng phân bố ở Myanmar, Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam và bán đảo Malaysia. Trong phạm vi phân bố, loài hổ này sống trong các khu rừng hẻo lánh trên các vùng đồi hay các đỉnh núi nằm dọc theo biên giới của các nước kể trên. Lối vào các khu vực này rất bị hạn chế và các nhà sinh học chỉ có được những giới hạn cho phép trong các chuyến khảo sát thực địa. Kết quả là hiện trạng của loài này còn được biết đến rất ít.

Loài Hổ Đông Dương nhỏ hơn so với hổ Bangal. Con đực có chiều dài khoảng 2,7 mét (từ đầu đến đuôi) trọng lượng khoảng 180 kg. Con cái có kích thước nhỏ hơn, khoảng 2,4 mét và nặng khoảng 115 kg.

Theo Paul Leyhuasen 1969, thì quần thể với số lượng khoảng 300 cá thể là đủ để có thể có được những biến dị di truyền. Đây là kích

thước quần thể tối thiểu có thể sống được của các loài hổ. Do không có những số liệu đánh giá khác, nên con số trên có thể chấp nhận như là trạng thái lý tưởng để đạt tới, tuy vậy hiện nay khó có một nơi nào trên thế giới có thể có được một diện tích nơi cư trú thích hợp, không bị chia cắt đủ lớn để duy trì một quần thể hổ với 300 cá thể.

Những mối de dọa lớn nhất hiện nay tới loài hổ là có thể kể là:

Nơi cư trú bị mất mát: để có thể sống được ngoài thiên nhiên hoang dã, các loài hổ cần phải có nước để uống, các loài động vật để ăn thịt và thực vật để ẩn náu. Khi mà các vùng núi, các bụi rậm, các khu rừng, đồng cỏ là nơi cư trú cho hổ bị biến mất, thì cũng đến lượt hổ bị mất đi. Mở rộng nông nghiệp, đốn gỗ, phát triển đường sá, mở rộng công nghiệp và các đập thuỷ điện đã thúc đẩy các loài hổ vào những vùng đất nhỏ hơn. Những cánh rừng bị chia cắt được bao bọc bởi bởi sự phát triển nhanh chóng cua cộng đồng tương đối nghèo khó, làm gia tăng việc săn bắn trái phép. Không có nơi hoang dã, các loài hổ sẽ không tồn tại.

Sự phát triển dân số: dân số Châu Á bùng nổ, đòi hỏi càng nhiều đất chuyển đổi cho phát triển nông nghiệp. Hầu hết các vùng đất thấp ở Châu Á đã bị khai hoang cho việc trồng lúa. Ví dụ như ở Ấn Độ, khoảng 60% các loài hổ vẫn còn lang thang, do dân số tăng 50% trong vòng 20 năm qua. Dân số Trung Quốc tăng gấp đôi trong 40 năm qua, và gần 99% các nơi cư trú nguyên thuỷ là rừng của Trung Quốc bị phá huỷ.

Sự cạnh tranh: do hổ phải cạnh tranh với con người và công nghiệp về đất đai, chúng càng có ít thức ăn hơn. Dân địa phương cũng săn bắt cùng vật mồi như hổ, đã gia tăng áp lực đối với hổ và phương sách là hổ phải tìm đến gia súc, thậm chí phải ăn thịt cả con người. Để ngăn chặn sự xâm lấn của hổ, dân địa phương thường dùng bả thuốc độc, săn bắn và bẫy đối với hổ. Ngoài thức ăn, dân địa phương cũng sử dụng các vùng đất bao quanh các khu bảo vệ để chăn nuôi gia súc và lấy gỗ để đun nấu.

Sự xung đột giữa hổ và con người: để bảo tồn hổ từ các tay săn bắn trộm và từ sự gia tăng việc mất đất, các nhà bảo tồn động vật hoang dã đã làm việc với các chính phủ để thiết lập hệ thống bảo tồn. Các khu bảo tồn là những vùng được bảo vệ rất khác nhau về diện tích, từ khoảng 21 km2 ở Xioaling, Trung Quốc tới 14.846 km2 ở Kerinci Seblat ở Indonesia. Tuy nhiên, hầu hết các khu bảo tồn đều là những

vùng biệt lập trong rừng, ở đó các loài hổ khó có cơ hội để tồn tại do những khó khăn trong việc ghép đôi, bệnh tật, trôi dạt di truyền và giao phối cận huyết. Thêm nữa, các khu vực bảo vệ này cũng rất khó để bảo vệ, các Bộ Lâm nghiệp, Các Vườn Quốc gia và các khu Bảo tồn Động vật hoang dã không đủ nhân lực và kinh phí để bảo vệ các loài hổ từ việc gia tăng săn bắn trộm.

Thiếu tổ chức, thiếu những khoản phụ cấp cho công việc nguy cơ cao, thiếu huấn luyện, thiếu lều trại trong khu bảo tồn, thiếu tuần tra đêm, thiếu các nguồn vật chất như súng ống, xe cộ và dụng cụ thông tin liên lạc, lực lượng bảo vệ ngăn chặn việc săn bắn rất bị giới hạn. Bên này là cộng đồng nông thôn sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên cho cuộc sống hằng ngày, bên kia là quần thể cho các loài hổ có thể sống được, vấn đề bảo tồn động vật hoang dã và phát triển cuộc sống của cộng đồng thực sự là vấn đề nan giải và phức tạp.

Những nổ lực cho việc bảo tồn nơi cư trú của các loài hổ đã tập trung vào việc giảm thiểu các xung đột giữa các nhà quản lý các khu bảo tồn hổ và người dân sống quanh các khu bảo tồn đã có được thành công ở một số nơi. Các điều kiện về chính trị và kinh tế giới hạn hiệu lực, đặc biệt là sự tấn công của các người săn bắn trộm, giết hổ để làm các bài thuốc cổ truyền theo Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học (Trang 50)