Sự phá hủy những nơi cư trú

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học (Trang 35)

Mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học là nơi cư trú bị phá hủy và mất mát. Do vậy việc làm có ý nghĩa nhất để bảo vệ đa dạng sinh học là bảo tồn nơi cư trú của các loài. Mất nơi cư trú là nguy cơ đầu tiên làm cho các loài động vật có xương sống bị tuyệt chủng và rõ ràng đó là nguy cơ đối với cả động vật không xương sống, thực vật, các loài nấm và các loài khác (Bảng 2.3.).

Bảng 2.3. Những yếu tố là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng cũng như mối đe dọa tuyệt chủng đối với một số nhóm động vật.

Phần trăm của mỗi nguyên nhân Nhóm Sự mất cư trú Khai thác quá mức Loài du nhập Thú săn mồi Các nguyên nhân khác Các nguyên nhân chưa biết TUYỆT CHỦNG Thú 19 23 20 1 1 36 Chim 20 11 22 0 2 37 Bò sát 5 32 42 0 0 21 Cá 35 4 30 0 4 48 DE DỌA BỊ TUYỆT CHỦNG Thú 68 54 6 8 12 - Chim 58 30 28 1 1 - Bò sát 53 63 17 3 6 - Ếch nhái 77 29 14 - 3 -

Cá 78 12 28 - 2 -

Nguồn: Reid và Miller, 1989.

Hơn 50% những nơi cư trú là các rừng nguyên sinh bị phá hủy tại 47 nước trong tổng số 57 nước nhiệt đới trên thế giới (Bảng 2.4.). Tại Châu Á nhiệt đới, 65% các nơi cư trú là các cánh rừng tự nhiên đã bị mất.

Tốc độ phá hủy đặc biệt lớn tại các nước Philippines, Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ, các nước Châu Phi,... đã làm mất phần lớn các các nơi cư trú của các loài hoang dã, trầm trọng nhất là các nước Gambia, Ghana và Ruanda. Tốc độ phá rừng hiện nay khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới, tốc độ khá nhanh ở mức 1,5 đến 2% là các nước như Việt Nam, Paraguay, Mehico và Costa Rica. Tại vùng Địa Trung Hải, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn lại 10%.

Đối với các loài động vật hoang dã quan trọng, phần lớn những nơi cư trú thích ứng của chúng đã bị phá huỷ, chỉ còn lại một số rất ít được bảo vệ. Ví dụ loài đười ươi khổng lồ ở Sumatra và Borneo đã mất 63% nơi sinh sống và chỉ còn 2% diện tích nơi sinh sống nguyên thuỷ của chúng được bảo tồn.

Các rừng mưa bị đe dọa

Việc phá hủy các rừng mưa nhiệt đới là dấu hiệu đi kèm với việc mất các loài. Rừng nhiệt đới ẩm chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng ước tính chúng chứa hơn 50% tổng số loài trên trái đất. Diện tích ban

đầu của rừng mưa nhiệt đới ước tính khoảng 16 triệu km2. Kết hợp với việc khảo sát mặt đất, chụp ảnh không gian và số liệu viễn thám từ vệ tinh người ta thấy rằng vào năm 1982 chỉ còn lại 9,5 triệu km2. Hằng năm có khoảng 180.000 km2 rừng mưa bị mất, trong đó 80.000 km2 bị mất hoàn toàn và 100.000 km2 bị suy thoái đến mức cấu trúc loài và các diễn thế của hệ sinh thái phần lớn đã bị thay đổi. Người ta còn dự báo thêm rằng với tốc độ mất rừng như hiện nay thì đến năm 2040 sẽ còn lại một số rất ít rừng nhiệt đới nguyên vẹn trừ một số khu nhỏ được đặt dưới sự bảo tồn nghiêm ngặt.

Những nơi cư trú khác bị đe dọa

Ngoài rừng mưa nhiệt đới, các nơi cư trú khác cũng đang bị đe dọa là:

• Rừng khô nhiệt đới

• Đất ngập nước và những nơi cư trú của hệ sinh thái thủy vực

• Rừng ngập mặn

• Thảo nguyên

• Các rạn san hô

Sa mạc hóa

Rất nhiều các quần xã sinh vật sống trong các vùng khí hậu khô hạn theo mùa đã bị suy thóai và đất đai trở thành sa mạc mà nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người, quá trình đó gọi là quá trình sa mạc hóa. Lúc đầu các vùng đất này rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, nhưng việc gieo trồng liên tục đã làm cho đất bị xói mòn dẫn đến việc mất khả năng giữ nước. Thảm cỏ ở đây cũng liên tục bị trâu bò, dê cừu ăn trụi, các cây thân gỗ thì bị khai thác để làm củi, hậu quả là sự suy thoái rất nhanh và không thể hồi phục trở lại của các quần xã sinh vật cũng như việc mất thảm che phủ bề mặt đất và hậu

quả là khu vực này biến thành sa mạc. Trên thế giới có khoảng 9 triệu km2 đất vùng khô hạn đã biến thành sa mạc do quá trình nói trên.

Ngoài việc bị phá hủy trực tiếp, các nơi cư trú nguyên là những khu vực rộng lớn của các loài thường bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ do việc làm đường sá, ruộng vườn, xây dựng thành phố và nhiều hoạt động khác của con người. Sự chia cắt manh mún nơi cư trú của các loài là quá trình mà một khu vực rộng lớn bị thu nhỏ lại hoặc bị chia cắt thành hai hay nhiều mảnh nhỏ. Những phần này thường bị cách ly khỏi những phần khác và hình thái cấu trúc cảnh quan bị thay đổi nhiều. Một mảnh hay một phần của nơi cư trú mới khác biệt với nơi cư trú nguyên thủy ở hai điểm quan trọng: đó là mảnh của nơi cư trú mới có tỷ lệ giữa phần biên và diện tích lớn hơn, và tâm điểm của mỗi mảnh của nơi cư trú mới rất gần với phần biên của mảnh hơn.

Ngoài ra, việc phá hủy các nơi cư trú có thể hạn chế khả năng phát tán và định cư của loài. Rất nhiều loài chim, thú và côn trùng sống trong địa phận của rừng sẽ không vượt qua dù là một quảng ngắn khoảng diện tích trống vì có nhiều nguy cơ bị đánh bắt. Tác hại của việc chia cắt nơi cư trú sẽ làm giảm khả năng kiếm mồi của các loài thú. Ngoài ra nơi cư trú bị chia cắt cũng góp phần làm suy giảm quần thể và dẫn đến sự tuyệt chủng do quần thể lớn lúc đầu bị chia ra hai hay nhiều quần thể nhỏ. Các tiểu quần thể này rất dễ bị tổn

thương do bị ức chế sinh sản và các vấn đề khác liên quan đến quần thể nhỏ.

Sự chia cắt nơi cư trú thành các phần nhỏ đã làm tăng một cách đáng kể tỷ lệ tương đối của sự tác động đường biên so với diện tích nơi cư trú như đã trình bày. Một số tác động khác quan trọng hơn của đường biên là sự dao động nhiều hơn về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và gió. Việc nơi cư trú bị xé nhỏ, xé lẻ còn làm tăng khả năng xâm nhập của các loài ngoại lai và bùng nổ số lượng các loài côn trùng địch hại và bản địa. Việc nơi cư trú bị chia cắt cũng làm tăng khả năng tiếp xúc của các loài động vật, thực vật thuần dưỡng với các quần thể hoang dã. Các bệnh dịch của các loài thuần dưỡng có thể lây lan rất dễ dàng sang các loài hoang dã vốn thường có khả năng miễn dịch kém.

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học (Trang 35)